Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2009

Hà nội - Xưa và Nay -Hậu Lâu

Hình ảnh
Hậu Lâu là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, được xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau). Theo một vài tài liệu Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp. Liệu đó có phải là lý do mà trong vô số những bức bưu ảnh chụp thành cổ Hà nội của ngưòi Pháp không thể tìm thấy một bức nào chụp Hậu Lâu. Hậu Lâu còn có tên là Lầu Công chúa vì cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.  Thăm Hậu Lâu rất nhiều ngưòi băn khoăn tại sao gọi Lầu Công Chúa (pagode des dames), vì lối đi ở đây rất ngoắt nghéo, các bậc cao và khó trèo. Liệu có phải Tây cứ thấy nhà nào có mái cong cong thì gọi là pagode, và chữ Hậu (sau) được dịch thành dames? Theo nhà sử học Lê Văn Lan đó là các

Hà nội - Xưa và Nay - Cổng từ Điện Kính Thiên sang Hậu Lâu

Hình ảnh
Post lại bức ảnh Điện Kính Thiên của Hocquard. Ngăn cách giữa điện Kính Thiên và khu vực phía Hậu Lâu đằng sau là một bức tường có trổ hai cổng đối xứng nhau. Trong ảnh cổng phía Đông đựợc chụp rõ (trong vòng tròn mầu vàng),còn cổng phía Tây bị khuất trong bóng cây)   Cổng phía Đông nằm vuông góc với đường nguyễn Tri Phương Cổng phía Tây vuông góc với đường Hoàng Diệu Photo by ttnhan Location: Hanoi Citadel

Hà nội - Xưa và Nay - Điện Kính Thiên

Hình ảnh
Khu Di tích Thành cổ Hà Nội là trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long qua các triều đại Lý - Trần - Lê. Và trung tâm của Cấm thành là Điện Kính Thiên, nằm trên trục chính tâm (đường Thần Đạo) theo hướng Nam - Bắc: Kì Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn. Không còn nhiều, nhưng đó chính là dấu xưa còn lại của nơi tập trung quyền lực cao nhất của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam.   Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã dựng điện Càn Nguyên tại vị trí núi Nùng tức Long Đõ (Rốn Rồng), nơi hội tụ khí thiêng non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền. Đến 1029, vua Lý Thái Tông mở mang thêm và đổi tên thành Thiên An. Sang đời Trần, điện được giữ nguyên tên. Đến đời Lê, điện mới có tên là Kính Thiên. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc

Hà nội - Xưa và Nay - Điện Kính Thiên (2) - Những bức bưu ảnh của ngườiPháp

Hình ảnh
Cổng phía Đông dẫn vào nơi trước đây là điện Kính Thiên. Đã xuất hiện những toà nhà kiến trúc Pháp là sở chỉ huy pháo binh Phía trong thành nhìn ra đường Nguyễn Tri Phương ngày nay   Một hệ thống xe ray đã xuất hiện Hệ thống này kết nối các toà nhà được xây đối xứng với nhau Ở hướng chụp này đã thấy phía trước là cổng phía Đông dẫn ra đường Hoàng Diệu ngày nay   Xe ngựa, xe kéo, nón mê, nón quai thao, và trang phục nhà binh - những hình ảnh thấy rất nhiều trên những tấm bưu ảnh thời thuộc địa Hình ảnh hai toà nhà đối xứng nhau được xây trên sân điện Nhìn lại toàn cảnh con đường chạy ngang trước điện từ cổng phía Tây Cổng phía Tây dẫn ra đường Hoàng Diệu Nhìn từ bên ngoài Photo by ttnhan Location: Hanoi Citadel  

Hà nội - Xưa và Nay - Điện Kính Thiên (3) - Di tích quân sự

Hình ảnh
Khi thủ đô được giải phóng, tòa nhà chỉ huy pháo binh do người Pháp xây trên nền điện Kính Thiên xưa kia được sửa sang và trở thành nhà làm việc của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tham mưu. Được gọi là nhà Con Rồng vì phía trước và sau của toà nhà này đều có những con rồng đá chầu. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài việc sử dụng nhà Con Rồng, hệ thống nhà Pháp xây dựng, một loạt các công trình quan trọng được Bộ Quốc phòng xây dựng ở đây… Nhà Con Rồng - mặt trước Nhà Con Rồng - mặt sau. Mặt trước nhà D67 - mặt trước. Ngôi nhà này được xây dựng năm 1967 để thay thế cho nhà Con Rồng. Ngầm sâu trong lòng đất dưới khoảngsân nối ngôi nhà này với nhà Con Rồng là khu hầm lớn nhất dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, gọi là hầm D67. Hầm có hai đường lên xuống: từ nhà nhà D67 và từ nhà Con Rồng.     Nhà D67 mặt sau Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ương trong nhà D67 Phòng làm việc của đại tướng Văn Tiến Dũng Phòng làm việc của Đại tư