Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2012

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)

Hình ảnh
PHẦN V: HIỆU THUỐC J. BLANC & TIỆM ẢNH CỦA PIERRE DIEULEFILS Julien Blanc hành nghề dược tại Hà nội từ năm 1886. Ban đầu ông hợp tác với Noël Reynaud mở "Hiệu thuốc tây và thuốc nam" Reynaud - Blanc, phố Hàng Khảm, trước là cửa hàng tạp hoá Paris, sau đó làm ăn một mình từ tháng sáu 1887. Pierre Dieulefils (1862 – 1937) là nhà sản xuất bưu ảnh nổi tiếng nhất  tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Số lượng lớn nhất bưu ảnh của ông lên đến 5.000 bản. Nó giúp chúng ta khám phá mọi mặt đời sống thường ngày xứ Đông Dương trong giai đoạn 1885 và 1925. Post lại ảnh entry trước. Hotel et Cafe de la Paix treo bạt che nắng. Một người đàn ông xách nước băng qua đường. Nhóm người di chuyển về phía góc phố. Hãy chú ý đến tấm biển hiệu treo trên cửa chính ngôi nhà đầu phố. Đó là hiệu thuốc Jean Blanc ở góc đường Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Riviere (Ngô Quyền).  Hàng cây non mới trồng được đỡ bằng các thân tre. Chủ nhân hiệu thuốc có lẽ yêu thiên nhiên

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (6)

Hình ảnh
Phần VI: NXB SCHNEIDER & KHÁCH SẠN HÀ NỘI François Henri Schneider (thường viết tắt là FHS) khởi nghiệp từ vị trí quản đốc một nhà in của chính phủ vào năm 1883. Dần dần ông làm ăn riêng, ban đầu in ấn danh thiếp. Tháng 11 năm 1885 ông mở xưởng in Crettier trên phố Thợ thêu (phố Hàng Trống), nhà in đầu tiên ở Bắc Bộ này đã được chính phủ dành cho những điều kiện ưu đãi trong các đơn hàng. Năm 1889, ông thành lập một công ty mới in typo, thạch bản, đóng sách nổi tiếng với chất lượng cao trên phố Hàng Bông. Vì vậy năm 1890, ông dành được quyền in ấn bản đồ Hà Nội, tỉ lệ 1/10 000. Công ty phát triển mạnh nhờ vào mối quan hệ với chính quyền. Từ năm 1891 trong nghành in xuất hiện sự cạnh tranh là khốc liệt khi xuất hiện hai đối thủ Chesnay của Hà Nội và Crébessac của Hải Phòng. François Henri có người anh trai là Ernest Hippolyte sở hữu cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại 52 đường Paul Bert. Hai anh em ông đều có chân trong phòng thương mại Hà Nội. Khách sạn Hà Nội(sau này là K

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hình ảnh
Entry trước đã giới thiệu trụ sở NXB F. H Schneider. Gắn với tên tuổi ông trùm ngành báo chí, xuất bản này, tại Hà Nội còn có một tòa nhà nổi tiếng khác nằm bên bờ Hồ Tây, trong khuôn viên trường Chu Văn An - Villa Schneider. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1898. Sau khi trường Trung học bảo hộ (ngày nay là trường Chu Văn An), được thành lập, biệt thự được dùng làm nơi ở của hiệu trưởng người Pháp. Sau giải phóng, có thời gian tòa nhà được dùng làm nhà nghỉ của Công đoàn Sở giáo dục Hà Nội. Sau đó công trình bị bỏ không một thời gian khá dài. Trải qua nhiều năm xuống cấp trầm trọng, vào năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), Nhà Bát Giác đã được tu sửa và dùng làm thư viện của trường Chu Văn An. Bài viết dưới đây trên trang http://belleindochine.free.fr. Khó có thể cưỡng lại tình yêu với ngôi biệt thự tuyệt đẹp này! Tách biệt khỏi những biệt thự thời thuộc địa và khu phố Tây, nhưng lại gần trung tâm, ngôi biệt thự này toạ lạc tại một vị t