Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2011

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Lọng

Hình ảnh
Trên bản đồ, phố Hàng Lọng xưa nằm trên trục của con đường Nam Bộ (nay là một đoạn của đường Lê Duẩn), cũng là con đường cái-quan (route mandarine) dẫn các vị quan từ các tỉnh “thượng kinh” vào Cửa Nam của Kinh thành. Có lẽ vì thế, ở đoạn phố này có cái nghề làm lọng để các quan dùng vì nó không gọn nhẹ như cái ô hay dù được du nhập hay sáng chế sau này . Đọc sách cũ lại có thêm một cái tên khác cho phố này là “Hàng Tàn” (ca dao cũ có câu: “Qua Hàng Thợ Nhuộm thẳng dong Hàng Tàn”). “Tàn” hay “Tán” đều là vật để che mưa nắng, không khác nghĩa mấy với “Lọng”. Sách “Địa dư chí” của Nguyễn Trãi còn viết về “Phường Tàng Kiếm” chuyên làm đồ nghi trượng, trong đó có “dù lọng”, không rõ có liên quan đến Hàng Lọng hay không? Tổng đốc Hà Nội được che tới 4 chiếc lọng “Lọng” được sách “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) định nghĩa là “Đồ hành nghi, làm bằng tre, phất giấy, dùng để che cho các quan” nên “cái lọng” được biểu trưng cho sự danh giá (Ca dao: “Làm nên

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Dầu

Hình ảnh
Hàng Dầu là một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Thùng nối với phố Hàng Bè tới phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn trước đền Ngọc Sơn. Phố Bên Hồ (Rue du lac) trên cùng bên phải. Bức ảnh chụp từ phía bên này hồ Hoàn Kiếm. Tổng hợp theo Internet Phố Hàng Dầu được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Bên Hồ (Rue du Lac), từ sau năm 1945 mới đổi tên thành Hàng Dầu. Phố này trước đây có bán các thứ dầu thảo mộc (dầu lạc, dầu vừng, dầu bông...) dùng để ăn và thắp đèn, vì vậy mới có tên là Hàng Dầu. Năm 1904. Bìa trái ảnh là điểm gặp gỡ giữa phố Hàng Dầu và phố Đinh Tiên Hoàng. Cho tới những năm 20 của thế kỷ XX, đoạn phố sau đền Bà Kiệu (chỗ dựng tượng đài Cảm tử quân) có đền thờ công chúa Huyền Trân, con vua Trần Anh Tông (1293-1314). Đền này được lập vào khoảng năm 1557. Điện ảnh được du nhập vào Việt Nam năm 1899 với buổi chiếu phim đầu tiên của Gabri

Người đầm - truyện ngắn của Thạch Lam

Hình ảnh
Trong một truyện ngắn có cái tên ngồ ngộ “Người đầm” nhà văn Thạch Lam có nhắc đến rạp chớp bóng Pathé, nơi nhân vật “tôi” trong truyện gặp gỡ “người đầm” - một thiếu phụ trẻ người Pháp đi cùng với cô con gái nhỏ. Khung cảnh và tâm trạng của nhân vật trong truyện bàng bạc, lãng đãng, mờ ảo như sương khói giăng trên mặt hồ Gươm một chiều đông . Hôm ấy ngày thứ hai, nên ít người đi xem, trước cửa rạp chớp bóng Pathé chỉ lơ thơ có dăm bảy cậu học sinh đứng nghếch đầu nhìn mấy cái quảng cáo lộn xộn dán trên tường. Một hai người lính Tây đi vơ vẩn, miệng ngậm thuốc lá, tay đút túi quần, điệu bộ lơ đễnh và buồn tẻ, hình như họ không có cuộc đi chơi gì nữa, nên bất đắc dĩ phải đến xem chớp bóng vậy. Khi tôi bước vào trong rạp, giờ hãy còn sớm. Tuy vậy hàng ghế "lô" và hạng nhất cũng đã đông người ngồi, toàn là người Pháp. Tôi đi vào dãy hạng nhì, chọn một chiếc ghế ở giữa. Tất cả độ hơn một chục người ngồi rải rác cùng một hàng với tôi. Lập tức, tôi sửng sốt chú ý đến một người đầ

Hà Nội Xưa - Phố Hồ Hoàn Kiếm

Hình ảnh
Thời Pháp thuộc phố có tên là Philharmonique. Người dân quen gọi là ngõ Hàng Chè. Sau 1945 đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Phố dài 52m, là phố ngắn nhất Hà Nội. Phố chạy từ phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng, thông sang Hồ Hoàn Kiếm. Theo HNM  Hà Nội có một phố ngắn, có thể đó mới là phố ngắn nhất. Phố ấy là phố Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm thì ai ai cũng biết, nó đã thành biểu tượng của Hà Nội, thành nỗi nhớ của bao người. Hồ bao quanh bởi phố Đinh Tiên Hoàng từ phía bắc vòng qua phía đông. Phía nam là phố Hàng Khay. Phía tây là phố Lê Thái Tổ. Cái tên phố Hồ Hoàn Kiếm thì lại ít người chú ý vì phố ấy quá ngắn, quá nhỏ lọt thỏm vào khu vực rộng rãi đông đúc. Phố ấy một bên chỉ có một số nhà, thậm chí cả bên kia có vài số nhà, tất cả đều là số phụ của những ngôi nhà hoặc cửa chính ăn ra phố Đinh Tiên Hoàng, hoặc ăn ra phố Cầu Gỗ. Nên gọi là phố không có số nhà của riêng mình cũng được. Phố chỉ dài có 52m, tức chỉ bằng khoảng cách giữa hai cột đèn. Theo “

Hà Nội Xưa - Phố Cầu Gỗ

Hình ảnh
Phố Cầu Gỗ dài khoảng 250m, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố có hướng Đông-Tây, nối từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai, cắt ngang phố Nguyễn Hữu Huân, phố Hàng Bè và qua ngã ba các phố: Hàng Dầu, Hồ Hoàn Kiếm, Đinh Liệt, Hàng Đào. Phố Cầu Gỗ nằm trên nền đất xưa thuộc hai thôn Hương Mính và Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Đình của thôn Nhiễm Thượng hiện nay là số nhà 64, thờ Thành Hoàng. Phố được đặt tên là Cầu Gỗ vì ngày xưa trên phố có một cây cầu bằng gỗ bắc qua con mương nhỏ nối hồ Thái Cực (còn gọi là hồ Hàng Đào) và hồ Hoàn Kiếm . Đến thời Pháp thuộc, hồ Thái Cực và con mương nhỏ cùng cây cầu bị lấp đi nhưng nhân dân vẫn quen gọi là phố Cầu Gỗ (Rue du Pont en Bois). Những năm 70-80 thế kỷ 19, phố Cầu Gỗ mặt đường nhỏ, hẹp. Nhà cửa ở đây làm từ xưa nên hầu hết xây theo kiểu cổ, một tầng lợp ngói ta và có gác xép; hai tầng thì chồng diêm, thấp, hẹp bề ngang. Nhiều nhà nền thấp hơn mặt đường đến hai ba bậc. Phố có nhiều nhà mở cửa hàng b

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Thùng

Hình ảnh
Phố Hàng Thùng chỉ dài gần 220m, đi từ đường Trần Nhật Duật, cắt ngang phố Nguyễn Hữu Huân, đến phố Hàng Bè, nối liền với phố Cầu Gỗ. Phố thuộc hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bạc, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hàng Thùng xưa nguyên là đất các thôn Sơ Trang và Đông Yên, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc, Hàng Thùng gồm hai phố. Một là từ phố Trần Nhật Duật đến phố Nguyễn Hữu Huân, phố có tên là phố Phúc Châu (Rue Fou Tchéou), sau đổi là phố Rondony . Hai là từ phố Nguyễn Hữu Huân đến Hàng Bè gọi là phố Hàng Thùng (Rue des Seaux). Sau năm 1945, phố Rondony được gọi là phố Bình Chuẩn. Từ năm 1947, Nhà nước Việt Nam nhập hai phố Bình Chuẩn và Hàng Thùng thành một phố, có tên chung là Hàng Thùng và giữ nguyên tên đó cho đến nay. Bức bưu thiếp đuợc cho là chụp phố Hàng Thùng Ở phố Hàng Thùng, tại số nhà 22 có ngôi đền Thọ Nam, nơi từ lâu đã trở thành một thế giới tâm linh của người dân trong khu phố cổ. Năm 2008, tác phẩm điêu khắc “Ngôi nhà cổ số 13 phố Hàng Thùn

Hà Nội Xưa - Phố Bát Đàn

Hình ảnh
Phố Bát Đàn (Rue Vieille des tasses). dài 248m, nối từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, chạy ngang ngã tư Hàng Điếu - Hàng Gà và phố Đường Thành Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Rue Vieille des tasses. Đây nguyên là phần đất của các thôn Nhân Nội và Tân Khai, đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Dấu vết của thôn Nhân Nội là ngôi đình cũ có tên là Nhân Nội, ở nhà số 33, thờ thần Bạch Mã. Đến năm 1945, đình được lấy làm trụ sở của phố Bát Đàn. Còn đền làng Nhân Nội thì nay là số nhà 84A Hàng Bồ. Phố Bát Đàn trước đây chia làm hai đoạn: Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, được xây dựng từ khoảng năm 1920. Ở vị trí đầu phố, giáp với phố Phùng Hưng và Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học Cửa Đông. Trường đã bị dỡ bỏ và thay vào đó là một ngôi nhà lớn ba tầng quay ra hai mặt đường, nay là khách sạn Phùng Hưng (nhà số 71). Đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, là một phố có từ xưa, chuyên bán các loại bát, đĩa, ấm, chén, vại, chum, lộc bình b

Hà Nội Xưa - Phố Bát Sứ

Hình ảnh
Phố Bát Sứ dài 192m, đi từ phố Hàng Vải đến phố Bát Đàn. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thanh, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. Phố này trước đây chuyên bán các thứ bát, đĩa, ấm, chén bằng sứ nên lấy tên mặt hàng mà đặt có phố. Có một thời phố này còn bán các bát, đĩa, đồ sứ nhập từ Trung Quốc nên được gọi là phố Bát ngô. Thời thuộc Pháp đoạn đường đó cùng với phố Hàng Đồng bây giờ là một phố với cái tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Phố Hàng Đồng thuộc địa phận thôn Yên Phú, còn phố Bát Sứ thuộc đất thôn Đông Thành.   Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, người của những họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm. Những cửa hàng trông sang chợ Đông Thành ở đoạn phố này có nghề buôn đồ sứ từ lâu đời. Hàng đồ sứ buôn lại của người Tàu ở Hàng Bồ, Hàng Buồm, có những thứ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất ở bên Trung Quốc. Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những c

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hình ảnh
Đó là con phố có chiều dài 128m, từ chợ Đồng Xuân đi xuôi xuống ngã tư Lò Rèn - Hàng Mã, đến phố Hàng Đồng, rồi đến ngã tư Bát Sứ - Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.  Phố Hàng Đồng trước kia thuộc thôn Yên Phú, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương. Đây là nơi ngụ cư của người dân làng nghề gò chạm đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và người dân buôn bán đồ đồng làng Cầu Nôm, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) cùng số ít người dân vùng khác. Thời Pháp thuộc, hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ hợp lại một, có tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Thuở xưa phố Hàng Đồng làm nghề sản xuất và buôn bán đồ đồng rất sầm uất, vì đây gần như là nơi cung cấp duy nhất mâm, soong, nồi, chảo đồng cho cả kinh thành Thăng Long. Ban đầu chỉ là những vật dụng thông thường, sau này những người thợ gò đồng trong phố cải tiến, làm cả những mâm giả cổ bằng đồng, quả cầu đồng, đĩa mỹ nghệ dùng để trang trí rồi tới cả cồng, chiêng…  Người ta còn lấy hàng đồng đúc như hạc, đỉnh, lư