Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2011

Ngày xưa Kẻ Bưởi

Hình ảnh
Vùng Kẻ Bưởi được người Pháp định danh khá tùy tiện bằng những cái tên khác nhau như Village du papier (Làng Giấy), Village des cochons (Làng Lợn), Village des pamplemousses (Làng Bưởi) hay giữ nguyên tiếng Việt. Ghi chú trên những bức bưu thiếp đầu thế kỉ XX cho thấy rõ điều này. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lich. Thiên Phù là chi lưu của Nhị Hà, tuy không còn nữa, nhưng nó lưu vết tích trong tên làng Võng Thị (có nghĩa là chợ bán lưới). Dưới triều Lý Nhân Tông, nước sông dâng cao  xoáy vào chân thành Thăng Long làm xói mòn, gây nguy cơ sụp thành. Nhà vua sai đắp đê ngăn nước nhưng không thành. Một đêm thần linh hiện về trong giấc mộng phán với nhà vua rằng, muốn trấn yên dòng nước dữ, vào một  sớm mai, phải hiến thần sông người đầu tiên đến bến sông này, sau đó phong cho làm Thần và lập miếu thờ. Quan quân của vua đợi sẵn tại cửa thành. Quả nhiên sau có vợ chồng ông bà Vũ Phục bán dầu đi tới. Nhận được t...

Nét cổ trên phố Thụy Khuê

Hình ảnh
Dọc theo mạn phía Tây của đường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu từ ngã tư chợ Bưởi tập trung rất nhiều công trình cổ như cổng làng, đình, đền, chùa đem đến cho Thụy Khuê một nét đẹp rất riêng mà không con đường nào khác ở Hà Nội có được. Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, đây là con phố hiếm hoi của Hà Nội còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố. Dọc theo con phố này là hàng chục các cổng làng, đình, đền với đôi câu đối hai bên và tên cổng được viết bằng chữ Nho bên trên mang đậm dấu ấn thời gian. Trong đó, có cái còn nguyên vẹn, có cái đã được tu bổ, khoác lên mình tấm áo mới. Ngược thời gian về trước cách đây nhiều thế kỉ, nơi đây tập trung nhiều ngôi làng của đất kinh thành Thăng Long. Những công trình này là di sản của những ngôi làng đã hình thành bên bờ Nam hồ Tây vốn được biết đến với tên gọi chung là Kẻ Bưởi. Ngày nay, dọc theo trục đường Thụy Khuê theo thứ tự là các làng Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu và Thụy...

Nghề giấy dó Yên Thái

Hình ảnh
Trong kho tàng bưu ảnh Việt Nam thời thuộc Pháp có rất nhiều bức với chú thích Village du Papier (Làng Giấy). Điều gì đã thu hút sự chú ý của người Pháp đến vùng đất phía nam Hồ Tây này.  Ta sẽ tìm thấy câu trả lời khi sắp xếp các bức ảnh theo trình tự các công đoạn sản xuất giấy dó. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ Vùng đất ven sông Tô Lịch xưa có nhiều làng làm giấy cổ truyền như  Đông Xá, Hồ Khẩu, Nghĩa Đô nhưng nổi tiếng nhất nhất là làng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, nghề giấy nơi đây được ghi vào sử sách từ thế kỉ XV. Quang cảnh làng giấy với những lán sản xuất. Người làng Yên Thái chọn ven bờ sông Tô Lịch để làm nơi sản xuất vì các khâu sản xuất giấy cần rất nhiều nước. Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó tươi. Cây dó chỉ có ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, người ta phải ngược sông Thao đến tận Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang ...