Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2009

Last Days of Hanoi (ending)

Hình ảnh
Người cầm máy không bao giờ có mặt trên các bức ảnh của mình. Cố gắng nào rồi cũng cho kết quả. Cuối cùng tôi cũng tìm thấy bức ảnh có mặt Howard Sochurek trên trang ecpad.fr Tiêu đề: Từ trái qua phải, đạo diễn Xô-viết Roman Carmen, phóng viên nhật báo "New York Times" Henry Liberman và nhà nhiếp ảnh Sochurek của của tạp chí "Time Life" tham gia đưa tin tại phiên đàm phán Trung Giã (Bắc Kỳ). Mã tham chiếu: NVN 54-87 R42 Ngày 4/7/1954 Địa điểm: Đông Dương Nhiếp ảnh gia: Fernand Jentile Chân dung Sochurek trên trang LIFE ..... Giống như chơi trò ghép hình, tôi đang cố sắp xếp các bức ảnh riêng lẻ để có thể hình dung những biến động lịch sử thành phố quê hương. Từng mẩu, từng mẩu. Trong số hàng nghìn bức ảnh trong Last Days of Hanoi, có ba lần cùng một người đàn ông châu Âu hiện diện trên ảnh. Lần thứ nhất: Bức ảnh với góc máy lệch ghi cảnh phỏng vấn Tổng lãnh sự Mỹ tại Hà nội Thomas Corcoran Lần thứ hai: Trước khu nhà chứa máy bay sân bay Gia Lâm.  Lần thứ ba: Chân

Ngẫu hứng phố

Hình ảnh
Howard Sochurek - Hanoi October 1954

Lê Bảo Tháp?

Hình ảnh
Một cảm giác gai lạnh chạy khắp người khi tôi nhận ra bức ảnh trong cái biển thông tin và hình ảnh trên Google. Tôi lấy tên anh đặt cho entry này những mong làm được một việc có ý nghĩa nào đấy Trước hết cùng đọc lại bài báo đăng đã lâu: Câu chuyện về bức ảnh ngày Giải phóng Thủ đô Cậu bé Lê Bảo Tháp ngày đó mới 7 tuổi. Cậu đứng ở trước cửa nhà mình, cầm cờ đón chào đoàn quân tiếp quản. Khuôn mặt khôi ngô, sáng sủa, áo sơ mi cộc tay mầu trắng, chiếc quần soóc mầu sẫm, trên tay cầm lá cờ, trong giây phút hân hoan, cậu bé Tháp không ngờ mình đã lọt vào ống kính và bức ảnh trở thành một chứng nhân lịch sử. Bức ảnh nằm khiêm tốn trong cuộc triển lãm ảnh được tổ chức ở Nhà Triển lãm 45 phố Tràng Tiền, những hồi ức của người Hà Nội qua ảnh về ngày tiếp quản Thủ đô, với dòng chú thích khiến người đọc phải dừng lại thật lâu. Không khó khăn lắm cũng biết được địa chỉ xuất xứ của bức ảnh cậu bé Tháp: “Gia đình cụ Lê Sửu”, số nhà 80 phố Hàng Đào. Đó là một ngôi 3 tầng, đúng chất Hà Nội, được xâ

10/10/1954

Hình ảnh
Trong lịch sử người dân Hà nội hơn một lần trải qua những sự kiện đỉnh điểm của xúc cảm - từ căng thẳng nín thở chờ đợi rồi vỡ oà trong cơn lũ đa xúc cảm. Buổi sáng 10/10/1954 là một ngày như thế . (nguồn ảnh: Google) Đó là một buổi sáng yên lặng một cách khác thường. Nhà giáo Thân trọng Ninh - một trong nhiều tác giả của loạt ảnh ghi lại không khí ngày tiếp quản Thủ đô, khi đó là chàng sinh viên hai ngành Khoa học và Luật học của Đại học Hà nội kể: "Từ mấy hôm trước, khi chiếc xe tuyên truyền chạy khắp các phố loan tin bộ đội Cụ Hồ sẽ về tiếp quản thủ đô vào ngày 10-10, trong đầu tôi liền lóe lên ý nghĩ: phải chụp ngay cái thời khắc lịch sử này" " Khoảng 9h sáng hôm đó, tôi đi ra Hàng Gai - Hàng Bông rồi đi dọc xuống đê sông Hồng, ghi lại những hình ảnh cuối cùng của quân Pháp rút khỏi Việt Nam.".   Thời khắc im lặng của cuộc chiến tại ngã tư Phủ Doãn - Đường Thành - Hàng Bông - Hàng Gai. " Từng tốp lính Pháp, súng và ba lô để dưới đất, tay hút thuốc lá, mắ

10/10/1954 (tiếp theo)

Hình ảnh
Hà Nội ngày 9/10 trong lệnh giới nghiêm, nhà nào cũng đóng kín cửa.Sáng 10/10 thời tiết nắng hanh, Hà Nội như bừng tỉnh. Từ sáng sớm, nhân dân Thủ đô đã quần áo tề chỉnh, mang cờ hoa, ảnh Bác Hồ xếp thành đội ngũ theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... tập trung tại những ngả đường bộ đội sẽ hành quân qua. Uỷ ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô, có Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chỉ tịch Uỷ ban Quân chính và Bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch. 8 giờ, cánh quân phía Tây - những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị, Anh hùng quân đội dẫn đầu - xuất phát từ Quần Ngựa, diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... Đến 9 giờ 45 phút, đoàn tiến vào Cửa Đông Thành Hà Nội. 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, Phố Huế, vòng qua Hồ Gươm, rồi vòng lại tiếp quản toàn bộ khu vực Đồ