Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2010

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Tre

Hình ảnh
Phố Hàng Tre (Rue des Bambous) dài 292m, từ phố Hàng Mắm đến phố Lò Sũ. Thời trước vì phố này ngay sát bờ sông Hồng, nơi có những sạp bán tre nứa. Theo WikiHanoi: Phố Hàng Tre, vốn nguyên đất bờ sông khi chưa có con đê ngoài, cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Cau vì nơi đây tập trung buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các nơi về, sau có những công trình xây dựng lớn bên Bờ Sông, những người buôn bán cau chuyển hoạt động về Hàng Bè. Con đường ngày nay mang tên Trần Quang Khải. Bên phía bờ sông bạt ngàn những gian hàng bán tre nứa, thứ vật liệu quan trọng để dựng nhà thời đó. Những chi tiết rất dễ bỏ qua ở bức ảnh trên: hàng cây bàng mới trồng, những cây đèn chiếu sáng và dãy nhà đối diện khu chợ tre nứa. Chiều cao trong tầm với của cột đèn cho phỏng đoán thời kì này chưa có điện. Dãy nhà với mái ngói nhô lên khỏi mặt đường cho biết mặt tiền của chúng hướng sang con phố chạy song song. Hình ảnh con đường Bờ Sông. Dẫy phố trong đê cũng có hệ thống chếu sán

Hà Nội luôn soi mình trong một dòng sông

Hình ảnh
... Chính tầm khuất của con đê là một trong những nguyên nhân khiến cho những nhà quản lý "lãng quên" một không gian kề cận thành phố; khiến tại đây, chỉ trong vài thập kỷ đô thị hoá đã âm thầm nhưng lại vô cùng khốc liệt diễn ra sự hình thành một trong những không gian đô thị xấu nhất và gây nhiều bức xúc nhất cho công tác quy hoạch thủ đô Hà Nội ngày nay..."  1. Từ năm 1925, công nghệ không ảnh, sử dụng máy bay chụp từ trên cao được đưa vào Đông Dương nhằm thúc đẩy công cuộc khai thác thuộc địa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thuộc địa quan trọng nhất của nước Pháp tại Châu Á. Những bức không ảnh đầu tiên được dành cho việc khảo sát tuyến đường trục chạy dọc bán đảo để hoàn thiện con đường hoả xa xuyên Việt và dự liệu đến một trục đường chiến lược Bắc - Nam bổ sung và thay thế cho con đường thuộc địa số 1 vốn được tạo dựng trên trục đườn

Hà Nội Xưa - Phố Mã Mây

Hình ảnh
Mã Mây chính là tên ghép của hai tuyến phố xưa kia là Hàng Mây và Hàng Mã (khác với phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân), mà người ta thường gọi phố của hai phố. Đoạn phố Hàng Mã cũ thường làm hàng mã phục vụ đám tang, đám rước, cúng lễ; còn đoạn phố Hàng Mây cũ chuyên làm các đồ dùng chế tác từ mây và sợi mây nguyên liệu. Thời Pháp thuộc, phố Mã Mây còn có tên gọi phố Quân Cờ Đen vì nơi này là đại bản doanh của quân Cờ Đen, một đám quan quân từ phương Bắc dạt sang nước ta từng gây nỗi khiếp đảm cho người Pháp và người Việt. Ban đầu, quân Cờ Đen được triều đình nhà Nguyễn dung nạp để chống nạn thổ phỉ ở biên giới. Khi Pháp tiến đánh Bắc Kỳ, quân Cờ Đen tham gia các trận đánh Pháp, từng tiêu diệt hai viên chỉ huy của giặc ở Cầu Giấy khiến quân Pháp khiếp đảm. Chúng cũng trở thành nỗi kinh sợ của dân vì nạn cướp bóc, hà hiếp nhất là hay bắt cóc trẻ con. Giáo sư sử học Lê Văn Lan kể rằng: “Nhà tôi ở Mã Mây, xưa kia tôi lười ăn, mẹ tôi thường dọa rằng không ăn quân Cờ Đen sẽ