Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2010

Hà nội - những mảnh ghép thời gian

Hình ảnh
Vũ Mạnh Hùng  Thăng Long - Hà Nội 1000 năm có còn bao dấu tích, ôi trăm năm nhìn lại bao hình dáng phai màu, có khi nào bạn đã từng hỏi, cái này có từ bao giờ, ngày xưa nó có khác gì không?? Ta đi trên phố quen lật từng trang ảnh cũ , thêm yêu những công trình gắn liền với yêu thương. Hà nội của tôi.... Ảnh chụp 9-2010 Trụ sở Vinaphone Tháp Hòa Phong và cửa hàng bách hóa Tràng Tiền Phố Tràng Tiền Nhà xuất bản âm nhạc Khách sạn Sofitel  Rạp Công Nhân Ô Quan Chưởng Phố Nhà Thờ Nhà Hát Lớn Ngân hàng Nhà nước Cầu Long Biên Cầu Thê Húc   Chợ Đồng Xuân Đại học Tổng hợp Ga Hà Nội Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Tiện

Hình ảnh
Phần đất thuộc phường Đông Hà - đoạn từ ngã tư phố Hàng Đào đến phố Tố Tịch - là chỗ tập trung người làng Nhị Khê chuyên tiện gỗ, nên nơi đây hồi cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Tiện: có những cửa hàng nhỏ, thợ vừa tiện vừa bán những đồ thờ, mâm bồng, đèn nến, ống hương, đài rượu, khuôn ván, mõ gỗ... Họ tiện cả những thứ nói trên nhưng cỡ nhỏ bé để trẻ con chơi. Hàng gỗ tiện hoặc để mộc đem bán, hoặc sơn son kẻ chỉ vàng đắt giá hơn.

Hà Nội Xưa - Phố Lãn Ông

Hình ảnh
Con phố dài 180m, đi từ ngã tư phố Hàng Đường nối tiếp phố Hàng Buồm, cắt ngã tư Chả Cá – Hàng Cân đến phố Thuốc Bắc, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố mang tên là phố Phúc Kiến (Rue des Phúc Kiến), bởi ở đây tập trung nhiều người Hoa, đến từ bang Phúc Kiến, từ sau 1947 đến nay, phố này được gọi là phố Lãn Ông. Đây là phố chuyên buôn bán thuốc Bắc với nhiều vị quý hiếm. Bài trên hanoi.vnn.vn Đến nay, vẫn còn tên phố Hàng Ngang. Chưa có lời giải thích nào thật thỏa đáng về cái món "NGANG" ở phố ấy, như đồng bán ở Hàng Đồng, gạo bán ở phố Hàng Gạo, giấy bán ở phố Hàng Giấy .v.v. . . Được biết khu vực này là nơi cư trú của Hoa Kiều, người hàng bang có đoàn thể riêng, trụ sở riêng, và họ giữ gìn bản sắc vǎn hóa rất riêng, có phụ nữ Hoa Kiều bó chân, ở đấy hàng mấy chục nǎm vẫn thông hề chịu nói một câu tiếng Việt nào, và vẫn hút huốc lá bào, ǎn cà la thầu, tóc cắt ngắn và búi sau gáy... Hàng Ngang, Hàng Buồm phần lớn là người Quảng Đông. Còn cạnh đó,

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch

Hình ảnh
Phố Tố Tịch, thường gọi là Tô Tịch (Ruelle de To Tich) dài 95m từ phố Hàng Quạt đến phố Hàng Gai, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tô Tịch là thôn thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Tố Tịch theo nghĩa chữ là “chiếu trắng”. Không rõ nguyên do thế nào lại có địa danh này, vì ở đây không có dấu vết gì về nghề làm chiếu và bán chiếu cả. Cũng có thể, xưa kia ở chân khúc đê cũ cạnh bờ sông đă có thời từng là nơi buôn bán chiếu nhưng điều này cũng không được nói đến trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi về phường bán chiếu. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là ngõ Tố Tịch (Ruelle de Tố Tịch). Phố mới được mở rộng khoảng sau năm 1920. Lúc đầu lối đi từ ngã ba Hàng Gai vào rất hẹp, là một con đường đất lẫn đá, trời mưa thì lầy lội. Góc bên trái ngã ba, nhà số 1 là đình Đông Hà thờ Thành hoàng (không rõ lai lịch). Cạnh đình là một gốc bàng cổ thụ. Khi mở rộng phố thì đình bị phá và cây bàng về sau cũng không còn nữa; bài vị thành hoàng được đưa lên một

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Gai

Hình ảnh
Phố Hàng Gai (Rue du Chanvre) đi từ quảng trường "Đông Kinh Nghĩa Thục" đến Hàng Bông. Xưa kia, đoạn từ Hàng Đào đến Tô Tịch là phố Hàng Tiện. Đoạn còn lại của phố Hàng Gai lại chuyên bán dây đai, dây thừng bằng gai nên có tên là phố Hàng Gai. Không biết từ lúc nào, phố không còn bán loại hàng này, các hàng bán gai đã phải lùi đến phố Bát Đàn.  Phố Hàng Gai (Rue de Chanvrre) trước năm 1904 Bài viết của Hữu Ngọc .   Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Gai thuộc khu phố cổ Hà Nội, ít lâu sau kết thúc chiến tranh thế giới. Tôi còn nhớ lơ mơ là vào năm tôi chín mười tuổi, đường chưa lát đá, rải nhựa nên xe kéo bánh gỗ chạy còn kêu lộc cộc. Thực dân Pháp "bảo hộ Bắc kỳ" đã được gần ba chục năm. Sau khi Pháp chiếm Hà Thành lần thứ hai vào năm 1882, dân ở các phố quanh Hồ Gươm đóng cửa di tản về quê. Chính quyền thực dân đóng trụ sở hành chính tạm ở đình chùa và các nhà vắng chủ. Ở phố Hàng Gai, ngôi nhà số 80-82 ngày nay thành tòa Công sứ của Bonnal. Các nhâ

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Bông

Hình ảnh
Phố Hàng Bông hiện nay (Rue du Coton) là một phố nối phường Hàng Gai và phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Bông-Hàng Gai-Hàng Trống-Hàng Hòm đến cửa ô Cửa Nam, dài 932 mét. Phố Hàng Bông trước 1902 Theo Wikipedia : Hàng Bông trước kia gồm nhiều đoạn phố, có tên riêng: Hàng Hài , còn có tên gọi trong dân gian là Hàng Bông Hài ở trên đất thôn Cổ Vũ (thôn này từ giữa thế kỷ 19 hợp nhất với thôn Kim Bát thượng thành thôn Kim Cổ), đoạn từ phố Hàng Gai đến phố Hàng Mành: có những cửa hàng bán giày hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy. Hài thật có đế bằng gỗ vông, mũi bằng lụa thêu kim tuyến. Hài giả bằng giấy ngũ sắc trang kim dùng cho việc thờ cúng. Hàng Bông Đệm trên đất thôn cũ Kim Bát Hạ, đoạn từ đầu Hàng Mành đến phố Hàng Da: có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Cả hai thôn Kim Bát thượng và hạ đều thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương; tới giữa thế kỷ 19, tổng này đổi thành Thuận Mỹ. Hàng Bông Cây Đa Cửa Q