Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2011

Ngày Xưa Ga Hàng Cỏ

Hình ảnh
Giờ chẳng còn mấy ai gọi nhà ga cổ ấy là ga Hàng Cỏ, nó đã được đổi tên thành ga Hà Nội từ năm 1976. Nhưng mỗi khi những người lớn tuổi gọi nhà ga bằng tên cũ,  trong kí ức ta lại hiện về những kỉ niệm khó phai của một thời xa lắc. Tên ga Hàng Cỏ có nguồn gốc từ tên phố, nơi có khu đất hoang dùng làm nơi bán có nuôi ngựa . Bức ảnh quý không chỉ ở chỗ nó lưu lại hình ảnh ban đầu của nhà ga với một khối nhà chính và hai cánh một tầng hai bên, mà còn chứng minh cho sự tồn tại của cái chợ cỏ gần đó qua hình ảnh những phụ nữ rảo bước với gánh cỏ trên vai. Lúc đầu ga Hàng Cỏ nằm trong diện tích hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m2 nhà cửa, còn là sân ga, đường sắt, các nhánh đường cho các đoàn tàu tránh nhau, ăn khách, dỡ hàng. Phố Hàng Lọng (Lê Duẩn ngày nay) chạy qua trước cửa ga từng có tên là Đường Quan Lộ, có nghề làm lọng , làm ô, làm kiệu. Trong ảnh đoạn đầu phố còn có nhà , đoạn từ phố Hàng Cỏ (Trần Hưng Đạo ngày nay) về phía Khâm Thiên vẫ

Phòng khách nhà Hoàng Cao Khải

Hình ảnh
Trong lịch sử, Hoàng Cao Khải, đại thần dưới triều vua Thành Thái, được nhìn nhận như một nhân vật phản diện với những tội danh hợp tác với người Pháp đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Entry trước đã giới thiệu về khu thái ấp của vị phó vương này. Bạn có muốn ngó vào phòng khách nhà ông ta? Hoàng Cao Khải, Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn, được người Pháp gọi là Phó vương (vice roi) Chân dung con người này xuất hiện trên nhiều  tấm bưu thiếp: khăn đóng, áo dài nặng trĩu mề đay, móng tay để dài, khuôn mặt với ánh mắt và khóe miệng độc ác Khi về hưu ông ta sống tại ấp Thái Hà, cái tên được ghép từ quê làng Đông Thái, và Hà Nội. Hình ảnh vườn cảnh trong khu thái ấp. Chú thích trên các bức ảnh này cho biết chúng được chụp khi vị phó vương này nghỉ hưu (l'ancien vice roi/ ex-vice roi ) Hiên ngoài phòng khách Phong cách bài trí pha trộn Đông Tây  Không biết chữ Hán nên không rõ hoành phi câu đối viết những gì!

Ngày Xưa Chùa Liên Phái

Hình ảnh
Chùa Liên Phái nằm trong ngõ Liên Phái, thuộc quận Hai Bà Trưng. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông. Chùa Liên Hoa được dựng lên sau khi Trịnh Thập, cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông, phát hiện một ngó sen khi đào đất ở gò sau phủ để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo, vì vậy, quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sỹ trụ trì trong chính ngôi chùa này. Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857) hiện còn ở chùa, chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Năm 1733, Trịnh Thập mất lúc 37 tuổi và được chôn cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy ngó sen. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Liên Tông. Đến năm 1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như hiện nay vì kiêng huý vua Thiệu Trị. Hai bên cổng chùa là hai hồ nước rộng. Trước cổng là ngôi tháp Diệu Quang hình lục lăng cao mư

Ngày Xưa Chùa Láng

Hình ảnh
Chùa Láng còn gọi là Chiêu Thiền tự nằm trên phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa có lịch sử gần 1000 năm tuổi gắn liền với một huyền thoại hoang đường mang đầy triết lý Phật giáo: kiếp trước, kiếp sau, luân hồi, nhân quả… Tên chữ Chiêu Thiền tự được cắt nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Người Pháp gọi là Pagode des Dames . Chùa được lập từ thế kỷ XII, thờ Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, nhà sư nổi tiếng nhất thời Lý này sau khi hóa kiếp ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con trai của Sùng Hiền Hầu là  Lý Thần Tông (kiếp sau của Từ Đạo Hạnh). Tới đời con của  Lý Thần Tông là Lý Anh Tông, sau khi cha mất mới xây chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của ông là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vị trí tọa lạc của chùa nằm trên đất Láng thượng, nguyên là đất trại Yên Lãng, tổng Hạ,