10/10/1954

Trong lịch sử người dân Hà nội hơn một lần trải qua những sự kiện đỉnh điểm của xúc cảm - từ căng thẳng nín thở chờ đợi rồi vỡ oà trong cơn lũ đa xúc cảm. Buổi sáng 10/10/1954 là một ngày như thế.

(nguồn ảnh: Google)

Đó là một buổi sáng yên lặng một cách khác thường. Nhà giáo Thân trọng Ninh - một trong nhiều tác giả của loạt ảnh ghi lại không khí ngày tiếp quản Thủ đô, khi đó là chàng sinh viên hai ngành Khoa học và Luật học của Đại học Hà nội kể: "Từ mấy hôm trước, khi chiếc xe tuyên truyền chạy khắp các phố loan tin bộ đội Cụ Hồ sẽ về tiếp quản thủ đô vào ngày 10-10, trong đầu tôi liền lóe lên ý nghĩ: phải chụp ngay cái thời khắc lịch sử này"

Photobucket

" Khoảng 9h sáng hôm đó, tôi đi ra Hàng Gai - Hàng Bông rồi đi dọc xuống đê sông Hồng, ghi lại những hình ảnh cuối cùng của quân Pháp rút khỏi Việt Nam.".  Thời khắc im lặng của cuộc chiến tại ngã tư Phủ Doãn - Đường Thành - Hàng Bông - Hàng Gai.

Photobucket

" Từng tốp lính Pháp, súng và ba lô để dưới đất, tay hút thuốc lá, mắt nhìn về phía xa, đợi những chuyến xe cuối cùng đưa họ rời khỏi Hà Nội."  Có lẽ đây là lần cuối cùng những người lính Pháp này đứng trên đường phố Hà nội

Photobucket

Phố Tràng Tiền vắng ngắt

Photobucket

Đoàn xe quân sự Pháp trên phố Hàng Bông chạy về phía Bờ Hồ, ra bờ sông theo lộ trình rút xuống Hải Phòng qua cầu Long Biên. Con phố phía trước vắng ngắt.

Photobucket


Ngay khi chiếc mô tô cuối cùng chạy qua người dân Hà nội ùa ra đường phố.


Photobucket

 
Photobucket

"Chính ngã ba Hàng Bông đó, tôi đã có 3 bức ảnh của 3 thời điểm khác nhau, bức ảnh những người lính Pháp cuối cùng, rồi những người Pháp lên xe, và khi người dân Hà Nội đổ xô ra đón đoàn quân giải phóng về tiếp quản thủ đô." 

Photobucket

“Năm ấy tôi học lớp tú tài 2 của Trường Bưởi. Buổi sáng đến trường thì thấy các giáo sư đang đóng gói đồ đạc để xuống tàu vào Nam (có cả thầy dạy vật lý của tôi là GS Nguyễn Chung Tú). Tôi có anh bạn thân ở gần trường, lại cũng gần cầu Long Biên là con đường quân Pháp sẽ rút qua nên chúng tôi kéo về nhà anh (phố Hàng Đậu), đứng trước cửa chờ xem. Một cảnh tượng kỳ lạ đang diễn ra: trên đường phố, quân Pháp đi đến đâu là các ngôi nhà đóng cửa đến đấy. Và ngay sau đó, bộ đội ta tiến vào đến đâu là cửa mở, cờ treo, người đổ ra theo. Quân Pháp rút lên cầu, chúng tôi lên gác và bắc ống nhòm nhìn ra cầu. Trên cầu, hai bên đang lùi và tiến theo sự chỉ huy của Ủy ban quốc tế. Quân Pháp rút từng bước, rồi dừng lại, đại diện của Ủy ban quốc tế phất cờ, quân ta tiến lên một bước. Cứ như thế. Không chịu được, chúng tôi chạy ra phố, ào lên cầu. Cái máy mà tôi dùng để chụp ảnh chỉ cho phép chụp xa 2,5m nên tôi phải đứng hẳn lên thành cầu mà vẫn rất nhòe. Nhưng dù sao thì tôi cũng ghi lại được khoảnh khắc hiếm hoi duy nhất đó, khi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên”.  - Nguyễn Phúc Giác Hải. 

Photobucket

Nhiều người Hà nội đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử trước cửa nhà mình

Photobucket

Cùng một góc chụp, phố Hàng Đào trước...

Photobucket

...và sau khi quân Pháp rút

Photobucket

Người dân tụ tập trên phố Lò Sũ sau khi quân Pháp rút đón đoàn quân giải phóng 

Photobucket


Photobucket

Ngay khi những người lính Pháp cuối cùng đi qua bên kia cầu Long Biên, người dân Hà Nội đã dựng cổng chào, treo biểu ngữ đón chào đoàn quân trở về.

Photobucket

Ông Trịnh Đình Tiến - con trai chủ nhà máy thuỷ tinh Thanh Đức: “Năm ấy tôi 16, đã biết chụp ảnh đẹp ra phết, mà không hiểu sao tôi chỉ thích cổng chào. Người Hà Nội làm đến 15 cổng chào để mừng quân ta trở về. Hà Nội 36 phố nghề, phố nào làm cổng chào bằng chất liệu của nghề ấy: phố Hàng Bông thì cổng chào bằng bông, phố Hàng Đào thì cổng chào bọc lụa đỏ, phố Hàng Nón cổng chào kết bằng nón, phố Hàng Thiếc cổng làm bằng thiếc. Tôi chụp tất cả nhưng tiếc quá, nay chỉ còn giữ lại được mấy cái ảnh của cổng: Hàng Nón, Hàng Bông, Hàng Khay, Hàng Thiếc”. 

Photobucket

Phố Hàng Thiếc với cổng chào làm bằng tôn gò

Photobucket

Phố Hàng Nón với những chùm đèn lồng bằng nón

Photobucket

Để chuẩn bị sẵn sàng cho các đoàn quân tiến vào, từ ngày 5-10 đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền.

Photobucket

"Từ sáng 9.10, tôi đã lấy xe khoác 2 chiếc máy ảnh hiệu Rolleiflex và Leica 24 x 36, ống kính Sumicron 7 Lentillet đi khắp các đường phố, ghi lại nhiều việc chuẩn bị tiếp quản như: Dựng cổng chào mừng; tháo quốc kỳ Pháp, treo quốc kỳ VN tại Ty Cảnh sát (nay là trụ sở CA quận Hoàn Kiếm); cảnh ông Thẩm Hoàng Tín - nguyên Thị trưởng thành phố của thực dân Pháp trao trả quyền lực..." - Phan Xuân Thuý 

Photobucket

Trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trước cửa toà nhà kem Hồng Vân, Long Vân 

Photobucket

Người dân xúm lại lại quanh xe tuyên truyền kế hoạch tiếp quản để hỏi tin tức về các đoàn quân

Photobucket

Mang cờ, hoa, biểu ngữ đổ ra đường.

Photobucket

Ai cũng cố tìm cho mình một vị trí để đón chờ...

.....

Năm 2004 những bức ảnh như thế này được tập hợp lại trong một triển lãm mang tên "Ngày tiếp quản qua ống kính người Hà nội". Năm mươi năm, quãng thời gian một đời, với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo, bạn của Lê Bảo Tháp,  người đồng tổ chức cuộc triển lãm tâm sự với  Báo Tuổi Trẻ :  
Khi anh Dương Trung Quốc bàn về dự định làm một cuộc triển lãm như thế, việc đầu tiên là tôi nhớ đến tấm ảnh cậu bé Lê Bảo Tháp. Hà Nội còn nhiều nhà lưu giữ những tấm ảnh kỷ niệm đầy ý nghĩa như thế, nhưng vì nhiều lý do, có người chưa muốn đưa ra.

Thời gian qua lâu rồi nhưng đâu đó vẫn còn chút gì như là mặc cảm, như là giận dỗi. Cứ nghĩ mà xem, thời ấy mà đã có tiền sắm máy ảnh, chơi ảnh cũng phải là nhà khá giả. Mà những gia đình như vậy thì mấy ai qua được cải tạo tư sản. Hôm nay vừa cờ hoa đón quân giải phóng trở về, mai đã bị gọi đi học tập.

Không phải ai cũng nhẹ nhàng mà quên hết được quá khứ. Phải có nhiều cuộc triển lãm như thế này nữa, phải có nhiều sự cởi mở và thật lòng như thế này nữa thì những mảnh ký ức riêng tư của người Hà Nội mới được cùng đem ra chia sẻ và nhớ nhung”.

.....

Tự dưng gợi nhớ câu hát của Trần Long Ẩn sáng tác sau 1975: "Những giọt nước mắt ai lăn qua môi vừa cười, và những được mất riêng của mình, đời người ai cũng có...". Đời một con người liệu chịu nổi bao lần được mất?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)