Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2010

Hà Nội Xưa - Cầu Long Biên

Hình ảnh
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris". LÝ DO HƯỚNG ĐI CẦU LONG BIÊN KHÔNG THEO BÊN LỀ PHẢI Cầu Doumer, nay gọi là Cầu Long Biên khai thông từ năm 1902. Nhưng thưở đầu, mối quan tâm của nhà đầu tư chưa phải ưu tiên giành cho Hà Nội mà tuyến đường sắt chạy từ Cảng Hải Phòng chỉ vượt con Sông Cái (hay Sông Hồng) để đi thẳng lên Vân Nam xâm nhập vào thị trường vùng Tây Nam của cái quốc gia khổng lồ mà tất cả các đế quốc Âu Tây đang mong ước đựợc dự “bữa cỗ Trung Hoa”. Vì thế, hai bên cầu chỉ có con đường hẹp cho người đi bộ và đầu mối cho khách đi xe lửa chỉ có Ga Hàng Cỏ. Nhưng chính cây cầu khổng lồ này lại có tác động trực tiếp khiến Hà Nội phát triển, ...

Ngày xưa - Bên dòng sông Cái

Hình ảnh
Rất nhiều bức ảnh trong entry này được chụp hơn một thế kỉ về trước. Khó có thể sắp xếp chúng theo trình tự thời gian. Tuy nhiên, chúng cho ta một hình dung rất cụ thể về một Hà Nội bên sông: tấp nập và cần lao. Rõ ràng, sông Hồng ngày nay đã mất đi vị thế kinh tế vốn có của nó Trận lụt năm 1926 đã dẫn đến quyết định đắp hệ thống đê bảo vệ Hà Nội và điều này đã dẫn đến sự thay đổi diện mạo của vùng đất dọc bên sông Hồng .   Mùa lũ năm 1926 được ghi nhận là một trong những trận lụt lớn trong lịch sử sông Hồng  Link:   Inondation de 1926, le pont Paul Doumer Hà nội bị ngập lụt nặng. Trên bức ảnh chụp con đường mang tên vị thủ tướng Pháp Clemanceau không hề thấy tuyến đê dọc đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải Khải ngày nay. Thuyền bè dạt sát vào hàng cột điện ven đường Bức ảnh chụp từ cầu Long Biên. Dòng sông dâng đến tận đường dẫn lên cầu. ...