Hà Nội Xưa - Cột Đồng Hồ
Xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một cái đặt chơ vơ giữa khoảng không gian rộng, trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời, ở khu vực cầu Chương Dương bây giờ..
Khi đi trên cầu Chương Dương từ phía Gia Lâm về khu trung tâm phố cổ Hà Nội, bắt đầu vào đoạn cầu dẫn xoáy vòng tròn, bạn còn có thấy một chiếc đồng hồ đặt trên cột bằng gang nhưng 4 mặt vuông.
Dương Trung Quốc
Ảnh bổ sung:
Bức ảnh chụp tuyến đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật (Quai du Commerce) tại điểm giao cắt với các phố Hàng Muối, Nguyễn Hữu Huân, Hàng Chĩnh. Từ khu vực này có thể dễ dàng đi vào các phố cổ ở trung tâm hoặc đi chếch ra phía bờ sông Hồng để tới bến tầu thuỷ.
Hướng chụp về phía đường Trần Nhật Duật (Quai Clémenceau). Cột Đồng Hồ cách cầu Long Biên vài trăm mét, đối diện với ngôi chùa nhỏ nằm xen trong khu dân cư.
Do vị trí thuận lợi, nơi đây hình thành một bến ô tô, kéo dài từ ngôi chùa vào phố Nguyễn Hữu Huân. Bao quanh cột đồng hồ trơ vơ đã xuất hiện một đảo giao thông phân luồng xe.
Bến xe thời kì đầu. Đồng phục nón lá, quần viền gấu khác mầu và dấu hiệu đặc trưng trên lưng áo cho thấy hoạt động của phu xe kéo ngày xưa được quản lý khá quy củ.
Ăn theo hoạt động của bến xe, trên tuyến phố xuất hiện những cửa hàng kinh doanh lốp ôtô. Đến bây giờ nhiều hộ gia đình vẫn kinh doanh mặt hàng này.
Đoạn đầu phố Nguyễn Hữu Huân, người Hà Nội xưa gọi là phố Cột Đồng Hồ. Có một con ngõ trước đây có tên là phố Bạch Thái Bưởi, một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ XX, dám kinh doanh cả tàu thủy cạnh tranh với các hãng người Hoa Kiều, người Pháp.
Hình ảnh bến xe thời kì hoàng kim
Tuy nhiên, cùng với thời gian, do sự thay đổi của dòng chảy sông Hồng, bờ sông phía Hà Nội bị cát bồi, dần rộng ra, dòng nước rời xa chân đê. Đến năm 1943, bến tầu thuỷ Cột Đồng Hồ không dùng được nữa, phải chuyển lùi xuống phía nam khoảng 3 km - bến Phà Đen. Bến xe hui hắt dần từ đó.
Khi thi công cầu Chương Dương, cây cột đồng hồ người Pháp lắp năm 1905, đã được Công ty Công ty Cầu 12 mang về cất giữ. Đồng hồ đã hỏng, còn cây cột sau này được bàn giao lại cho thành phố và đặt tại vị trí giao nhau giữa cầu và nút giao thông. Nó đứng đó như một hoài niệm nhắc nhớ về bóng dáng một đảo tròn giữa lòng đường, bên cạnh những bến tầu thuỷ, bến ô tô nhộn nhịp bên một bờ sông phủ kín những bè gỗ, bè nứa. Ảnh của Nick Taylor
Khi đi trên cầu Chương Dương từ phía Gia Lâm về khu trung tâm phố cổ Hà Nội, bắt đầu vào đoạn cầu dẫn xoáy vòng tròn, bạn còn có thấy một chiếc đồng hồ đặt trên cột bằng gang nhưng 4 mặt vuông.
Đương nhiên đồng hồ là để mọi người qua lại xem giờ, nhưng chiếc đồng hồ đặt ở chỗ đó dường như còn để lưu dấu rằng trước khi có cây cầu, tại không gian này từng có một cái đồng hồ cũng đặt trên một cái cột bằng gang, chỉ có điều như ta thấy trong ảnh, nó hình tròn. Nơi đó, ngày xưa mang địa danh “Cột Đồng Hồ”, dù không chính thức ghi trong bản đồ nhưng nói ra, người Hà Nội nào cũng biết.
Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng: Một đặt trên nóc Hãng Godard (sau là Bách hoá Tổng hợp, nay là Hanoi Plaza), một nữa đặt trên nóc Hãng Anpo chuyên bán đồng hồ ở ngã năm Cửa Nam, đương nhiên còn phải kể đến cái đồng hồ gắn ở mặt tiền Nhà Thờ Lớn... Chỉ duy nhất có một cái đồng hồ đặt chơ vơ giữa một khoảng không gian rộng và trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời.
Khi chưa có cầu Chương Dương, đây là một khoảng đất rộng kề bên một trục đường rất quan trọng của Hà Nội hồi mới thành hình một đô thị kiểu Âu Tây. Đó là con đường chạy dọc sông Hồng và điểm rẽ vào khu phố cũ của người bản xứ.
Hồi đó, sông Hồng chưa có đê nên bên dòng sông là những bến tàu thuyền khá sầm uất , trong đó có bền tàu của Hãng Giang Hải Bạch Thái Công ty của ông Vua đường sông Bắc Kỳ Bạch Thái Bưởi. Và ngay kề bên cái cột đồng hồ về phía phố Hàng Tre bây giờ, chính là toà trụ sở của Hãng. Đồng hồ đặt ở đây chính là để phục vụ cho những khách lên bến xuống thuyền coi giờ cho khỏi lỡ chuyến. Vì vậy bao quanh còn có các bến xe ôtô hay các loại phương tiện thô sơ do người kéo.
Từ sau vụ lụt năm 1925-1926, chính quyền khi đó mới đắp con đê chạy dọc sông và mở những cửa khẩu đi ra ngoài các bến bãi. Kể từ đó, quanh Cột Đồng Hồ không còn sầm uất nữa, dần trở nên hoang vắng. Cái địa danh “Cột Đồng Hồ” dần trở thành điểm hẹn của giới giang hồ, nơi diễn ra những vụ thanh toán nhau lẫn nhau. “Rủ nhau ra Cột Đồng Hồ” trở thành ...lời thách đấu.
Từ sau vụ lụt năm 1925-1926, chính quyền khi đó mới đắp con đê chạy dọc sông và mở những cửa khẩu đi ra ngoài các bến bãi. Kể từ đó, quanh Cột Đồng Hồ không còn sầm uất nữa, dần trở nên hoang vắng. Cái địa danh “Cột Đồng Hồ” dần trở thành điểm hẹn của giới giang hồ, nơi diễn ra những vụ thanh toán nhau lẫn nhau. “Rủ nhau ra Cột Đồng Hồ” trở thành ...lời thách đấu.
Dương Trung Quốc
Ảnh bổ sung:
Bức ảnh chụp tuyến đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật (Quai du Commerce) tại điểm giao cắt với các phố Hàng Muối, Nguyễn Hữu Huân, Hàng Chĩnh. Từ khu vực này có thể dễ dàng đi vào các phố cổ ở trung tâm hoặc đi chếch ra phía bờ sông Hồng để tới bến tầu thuỷ.
Hướng chụp về phía đường Trần Nhật Duật (Quai Clémenceau). Cột Đồng Hồ cách cầu Long Biên vài trăm mét, đối diện với ngôi chùa nhỏ nằm xen trong khu dân cư.
Do vị trí thuận lợi, nơi đây hình thành một bến ô tô, kéo dài từ ngôi chùa vào phố Nguyễn Hữu Huân. Bao quanh cột đồng hồ trơ vơ đã xuất hiện một đảo giao thông phân luồng xe.
Bến xe thời kì đầu. Đồng phục nón lá, quần viền gấu khác mầu và dấu hiệu đặc trưng trên lưng áo cho thấy hoạt động của phu xe kéo ngày xưa được quản lý khá quy củ.
Ăn theo hoạt động của bến xe, trên tuyến phố xuất hiện những cửa hàng kinh doanh lốp ôtô. Đến bây giờ nhiều hộ gia đình vẫn kinh doanh mặt hàng này.
Đoạn đầu phố Nguyễn Hữu Huân, người Hà Nội xưa gọi là phố Cột Đồng Hồ. Có một con ngõ trước đây có tên là phố Bạch Thái Bưởi, một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ XX, dám kinh doanh cả tàu thủy cạnh tranh với các hãng người Hoa Kiều, người Pháp.
Hình ảnh bến xe thời kì hoàng kim
Tuy nhiên, cùng với thời gian, do sự thay đổi của dòng chảy sông Hồng, bờ sông phía Hà Nội bị cát bồi, dần rộng ra, dòng nước rời xa chân đê. Đến năm 1943, bến tầu thuỷ Cột Đồng Hồ không dùng được nữa, phải chuyển lùi xuống phía nam khoảng 3 km - bến Phà Đen. Bến xe hui hắt dần từ đó.
Khi thi công cầu Chương Dương, cây cột đồng hồ người Pháp lắp năm 1905, đã được Công ty Công ty Cầu 12 mang về cất giữ. Đồng hồ đã hỏng, còn cây cột sau này được bàn giao lại cho thành phố và đặt tại vị trí giao nhau giữa cầu và nút giao thông. Nó đứng đó như một hoài niệm nhắc nhớ về bóng dáng một đảo tròn giữa lòng đường, bên cạnh những bến tầu thuỷ, bến ô tô nhộn nhịp bên một bờ sông phủ kín những bè gỗ, bè nứa. Ảnh của Nick Taylor
Nhận xét
Đăng nhận xét