Bến tầu thuỷ Cột Đồng Hồ
Sau trận lũ năm 1926 tuyến đê bảo vệ Hà nội được gia cố và nâng cao lên 14 m. Năm 1929, do sự can thiệp của con người, dòng chảy chính của sông Hồng thay đổi, khiến bờ bên Gia Lâm bị xói mòn và bờ phía Hà Nội bị cát bồi dần, dần rộng ra, dòng nước xa dần chân đê. Đến năm 1943, bến tầu thuỷ Cột Đồng Hồ không dùng đựơc nữa, phải chuyển lùi xuống phía nam khoảng 3 km - bến Phà Đen
Khách hàng sử dụng bức bưu thiếp rất thông thạo địa hình khu vực này. Anh ta đánh dấu vị trí bến tầu, vẽ hướng chảy của dòng sông (xuôi hạ lưu xuống Hải Phòng, ngược thượng nguồn lên Lào Cai - vùng biên giới Trung Quốc). Việc chỉnh lại ghi chú trên ảnh Le quai de commerce thành Clemenceau xác định đoạn phố ở bìa phải bức ảnh là đường Trần Nhật Duật ngày nay. Một chi tiết rất quan trọng trong bức ảnh là mấy nhịp ván gỗ bắc từ con tầu tới mặt đường. Nó cho biết thời vào thời gian này sông Hồng chảy ngay sát đường Trần Nhật Duật.
Cũng vị trí đó chụp gần hơn. Có thể coi chụp gần như cùng một thời gian vì không thấy bất kì thay đổi nào ở những ngôi nhà trên đường.
Mùa lũ, nước sông dâng cao mấp mé mặt đường. Các cột đèn bên bờ sông sử dụng một loại bóng hình thù trông khá lạ mắt.
Hè đường được kè gọn gẽ.
Một nhân vật người Việt đã lao vào lĩnh vực vận tải đường sông, cạnh tranh quyết liệt với người Hoa và người Pháp và giành thắng lợi. Tên tuổi con người đó gắn liền với bến tầu thuỷ này, và đã từng được đặt tên cho một con phố không xa nơi đây. Đó là:
Năm 1909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.
Đầu tiên, Bạch Thái Bưởi thuê lại ba chiếc tàu Phi Phụng, Phi Long, Khoái Tử Long của một người Pháp là R.Marty vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước. Ba chiếc tàu của ông chạy hai tuyến Nam Định-Hà Nội và Nam Định-Bến Thủy. Vào nghề sông nước, ông phải đương đầu với các đối thủ người Pháp, Hoa có thế lực mạnh, lại giàu kinh nghiệm hơn nhiều lần. Đặc biệt là việc ông cạnh tranh quyết liệt với người Hoa. Giới Hoa thương lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” của họ. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông. Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giá tàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia người Hoa, tình thế của ông thật nguy ngập, mướn ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.
Chính lúc cực kỳ nguy ngập đó, Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thế mạnh tinh thần: "Vật chất khó đương đầu thì dùng đòn tâm lý". Ông vận động, kêu gọi mọi người ủng hộ công cuộc kinh doanh của người Việt, “ta về ta tắm ao ta”. Ông tung ra những đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang. Bạch Thái Bưởi còn treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu đỡ phần lỗ lã, đủ sức cạnh tranh. Kết quả hành khách đều bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.
Cuối cùng nhờ vậy ông đã thắng. Đội tàu của ông không những vượt qua sóng gió mà còn lớn mạnh, được bổ sung bằng những đội tàu của công ty Pháp, Hoa bị phá sản như: Marty d’Abbadie, Desch Wanden… Năm 1915, ông còn mua lại xưởng đóng và sửa chữa tàu của R.Marty.
Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Năm 1916, ông chuyển trụ sở từ Nam Định vào Hải Phòng và đặt tên cho hãng là “Giang hải luân thuyền Bạch Thái Công ty”, với lá cờ hiệu màu vàng có hình mỏ neo và ba sao đỏ.
Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã làm rạng danh ngành hàng hải Việt Nam khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.
Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Đầu tiên, Bạch Thái Bưởi thuê lại ba chiếc tàu Phi Phụng, Phi Long, Khoái Tử Long của một người Pháp là R.Marty vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước. Ba chiếc tàu của ông chạy hai tuyến Nam Định-Hà Nội và Nam Định-Bến Thủy. Vào nghề sông nước, ông phải đương đầu với các đối thủ người Pháp, Hoa có thế lực mạnh, lại giàu kinh nghiệm hơn nhiều lần. Đặc biệt là việc ông cạnh tranh quyết liệt với người Hoa. Giới Hoa thương lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” của họ. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông. Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giá tàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia người Hoa, tình thế của ông thật nguy ngập, mướn ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.
Chính lúc cực kỳ nguy ngập đó, Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thế mạnh tinh thần: "Vật chất khó đương đầu thì dùng đòn tâm lý". Ông vận động, kêu gọi mọi người ủng hộ công cuộc kinh doanh của người Việt, “ta về ta tắm ao ta”. Ông tung ra những đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang. Bạch Thái Bưởi còn treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu đỡ phần lỗ lã, đủ sức cạnh tranh. Kết quả hành khách đều bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.
Cuối cùng nhờ vậy ông đã thắng. Đội tàu của ông không những vượt qua sóng gió mà còn lớn mạnh, được bổ sung bằng những đội tàu của công ty Pháp, Hoa bị phá sản như: Marty d’Abbadie, Desch Wanden… Năm 1915, ông còn mua lại xưởng đóng và sửa chữa tàu của R.Marty.
Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Năm 1916, ông chuyển trụ sở từ Nam Định vào Hải Phòng và đặt tên cho hãng là “Giang hải luân thuyền Bạch Thái Công ty”, với lá cờ hiệu màu vàng có hình mỏ neo và ba sao đỏ.
Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã làm rạng danh ngành hàng hải Việt Nam khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.
Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Nhận xét
Đăng nhận xét