Events Following Signing Of Agreement At Geneva (2)


Trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva" Howard Sochurek, phóng viên ảnh người Mỹ làm việc cho tạp chí LIFE, đã ghi lại những biến động của Hà Nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết. Nội dung cơ bản như sau:

* Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
* Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.
* 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.
* Mỗi bên quản lý lãnh thổ Hiệp định chia cho mình cho đến khi tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.
* Thành lập hai cơ quan kiểm soát:
- Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.
- Ban Liên hợp (tiếng Anh: Joint Commission; tiếng Pháp: Commission Mixte) gồm Pháp và Việt Minh.


Photobucket

  Gánh hàng rong ế khách trước cầu Thê Húc. Có bình yên trong không khí tĩnh lặng quanh đây?

Photobucket

Sửa hè đường bên hồ Hoàn Kiếm

Photobucket

Dân chúng chăm chú theo dõi các bản tin bên nhà thông tin Bờ Hồ

Photobucket


Sau khi hiệp định được kí kết, Pháp cho thả các thường phạm khỏi nhà tù

Photobucket

Cờ ba sọc treo rủ trên nóc Bắc Bộ phủ để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.

Photobucket

Dân chúng biểu tình trên quảng trường Nhà hát lớn. Hình một dải non sông Việt Nam được in trên nền một lá cờ lớn phủ kín chiều cao nhà hát.  

Photobucket

Những người biểu tình mang theo cờ và những tấm biểu ngữ phản đối việc chia cắt đất nước

Photobucket

Những biểu ngữ nhỏ ghi rõ tên làng xã, quận của những người tham gia biểu tình

Photobucket

Bắt đầu làn sóng di cư vào Nam của người công giáo, những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Những bức ảnh của Sochurek như đoạn phim ngắn miêu tả cảnh thu dọn tại một cơ sở tôn giáo. Các soeur không quên các tập thánh ca trong núi giấy tờ tài liệu mang đi.  

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Không khí làm việc khẩn trương từ sáng sớm tại một văn phòng hỗ trợ di cư. Những người đến làm thủ tục khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, nhưng giống nhau ở tâm trạng căng thẳng, lo âu. 

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

So với những người thất thần từ các tỉnh đổ về sau này những người quyết định ra đi sớm có nhiều điều kiện thuận lợi. Trong hình ảnh các cô bé Hà Nội rời bỏ thành phố quê hương có bóng dáng ngày nào của hai nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam: minh tinh màn bạc Kiều Trinh (Nguyễn Thị Chinh) và danh ca Khánh Ly (Nguyễn Thị Lệ Mai)

Photobucket

Sân bay Gia Lâm. Một cầu hàng không dài nhất thế giới lúc bấy giờ được thiết lập ngày 4 tháng 8 năm 1954 nối phi trường Tân Sơn Nhứt  với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai (Hà Nội) và Cát Bi (HảiPhòng). Trung bình mỗi 6 phút có một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới Sài Gòn.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Đọc thêm:
Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng