Hà Nội Xưa - Phố Hàng Tre

Phố Hàng Tre (Rue des Bambous) dài 292m, từ phố Hàng Mắm đến phố Lò Sũ. Thời trước vì phố này ngay sát bờ sông Hồng, nơi có những sạp bán tre nứa.

Theo WikiHanoi: Phố Hàng Tre, vốn nguyên đất bờ sông khi chưa có con đê ngoài, cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Cau vì nơi đây tập trung buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các nơi về, sau có những công trình xây dựng lớn bên Bờ Sông, những người buôn bán cau chuyển hoạt động về Hàng Bè.

Photobucket

Con đường ngày nay mang tên Trần Quang Khải. Bên phía bờ sông bạt ngàn những gian hàng bán tre nứa, thứ vật liệu quan trọng để dựng nhà thời đó.

Photobucket

Những chi tiết rất dễ bỏ qua ở bức ảnh trên: hàng cây bàng mới trồng, những cây đèn chiếu sáng và dãy nhà đối diện khu chợ tre nứa. Chiều cao trong tầm với của cột đèn cho phỏng đoán thời kì này chưa có điện. Dãy nhà với mái ngói nhô lên khỏi mặt đường cho biết mặt tiền của chúng hướng sang con phố chạy song song.

Photobucket

Hình ảnh con đường Bờ Sông. Dẫy phố trong đê cũng có hệ thống chếu sáng công cộng. Dòng người ngược xuôi cho thấy sinh hoạt chợ búa nơi đây khá tấp nập.

Photobucket

Phố Hàng Tre (Rue des Bambous) có hai đoạn. Đoạn từ phố Hàng Muối đến ngã tư Hàng Thùng, cả hai bên mặt phố đều có nhà. Đèn đường trong phố rất khác cây so với ngoài Bờ Sông.

Photobucket

Photobucket

Bức bưu thiếp gửi từ Bắc Ninh ngày 2/05/1905. Nhờ các công trình còn đến ngày nay ta biết đây là đoạn từ phố Hàng Thùng đến ngã tư Lò Sũ. Toà nhà cuối phố là Toà án Hàng Tre

Photobucket

Một cửa hàng bán tre nứa.  

Photobucket

Đoạn từ phố phố Hàng Thùng đến Lò Sũ. Toà án Hàng Tre giáp ba mặt phố: Trần Quang Khải, Lò Sũ và Hàng Tre , cửa chính nằm ở góc Hàng Tre và Lò Sũ

Photobucket

Hãy để ý đến ngôi nhà mái Mansard gần đầu hồi Toà án, nó sẽ giúp ta xác định vị trí con phố từ phía sông Hồng.

Photobucket

Sau khi chiếm xong Hà Nội, ngay từ năm 1884, người Pháp thành lập Toà án cho Bắc kỳ và Trung kỳ, gọi là Toà Thượng thẩm Hà Nội. Triều đình Huế chỉ được xử các vụ án giữa người Việt, còn các vấn đề có liên quan đến Pháp phải đem ra Hà Nội xử tại toà Thượng thẩm. Toà Thượng thẩm thời ban đầu đặt tại phố Hàng Tre, nên người dân gọi là Toà án Hàng Tre.

Photobucket

Nơi đây đã từng mở phiên toà đại hình xử nhà nho yêu nước Phan Bội Châu. Toà này có lúc bị bãi bỏ một thời gian, rồi lại tái lập. Năm 1896 toà án mới được xây dựng ở phố Carreau (nay là phố Lý Thường Kiệt) nơi đây trở thành trụ sở của Nha Công Chính Đông Dương. Trong ảnh ta có thể đọc được dòng chữ Travaux Publics (Nha Công Chính) trên bờ mái toà nhà.


Toà nhà hiện tại được cơi thêm một tầng nối với khối nhà 3 tầng quay ra phố Lò Sũ - Trần Quang Khải. Nó là trụ sở của hai cơ quan: Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam và Ban Quản lý trung ương các dự án thuỷ lợi. Ảnh của Phuot trên Google.

Photobucket

Nhật ấn 14/09/1905 của bưu cục Hòn Gai. Góc chụp từ phía sông Hồng. Đường Bờ Sông (Trần Quang Khải) tấp nập trên bến dưới thuyền. Giữa toà nhà mái Mansard và Nha công chính có một khoảng không gian trống. Hàng rào và khuôn viên phía trước chứng tỏ ban đầu cổng chính của toà nhà quay ra đường Trần Quang Khải.

Photobucket

Hình ảnh mặt tiền Nha Công Chính năm 1907

Photobucket

Thành phố trong thời kì mở mang. Bến sông thành vùng đất bãi. Việc thay đổi công năng sử dụng dẫn đến những thay đổi kiến trúc của toà nhà. Trên khoảng không gian trống xuất hiện một lầu tròn và cầu nối dẫn sang toà nhà mái Mansard.


Có thể đưa ra giả thuyết khi kết nối với khối nhà Nha công chính, để phù hợp với kiến trúc của toà nhà này,  người ta đã thay đổi phần mái đá có những ô cửa sổ tròn ở tầng áp mái. Bức ảnh chụp phần bancông (khung mầu xanh lá ở bức ảnh trên) của toà nhà ngày nay là Viện Quy hoạch thuỷ lợi


Ảnh của Xuan Dung trên Google


Photobucket

Khi mở rộng Nha công chính, không chỉ toà nhà mái Mansard bị thay đổi. Từ phần hồi của toà nhà cũ người ta xây nối một khối nhà ba tầng chạy ra sát mặt đường Trần Quang Khải như thấy trên hình ảnh. 


Photobucket

Con đường nơi nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này là phố Hàm Tử Quan, nguyên là đất xóm thuyền chài Thủy Cơ, trước nữa là lòng sông Hồng. Thời Pháp thuộc gọi là đê Fellonneau (digue Fellonneau). Nơi đây có những bãi chứa gỗ xuc và những xưởng xẻ gỗ, những chuồng chứa bò, ngựa kéo xe


Và toà nhà trong khung đỏ ở bức ảnh trên ngày nay là Uỷ Ban Chứng khoán nhà nước. Ảnh của Phuot trên Google



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng