Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2009

Hà nội - Xưa và Nay - Phía Đông Hoàng thành

Hình ảnh
Suốt một thời gian rất dài phần đông người Hà nội không biết đến đường Nguyễn Tri Phương, dù nó nằm ngay phía Đông Cấm Thành. Đây là con đường cấm với doanh trại quân đội, các cơ quan quân sự và nhà riêng của các tướng lĩnh. Tới những năm 2000 hai trạm gác đầu phố phía Phan Đình Phùng và Điện Biên Phủ mới được xóa bỏ và người dân Hà nội mới được qua lại con đường này. (Hình ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của một đường phố) Góc đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương. Ảnh chụp từ đỉnh Cột cờ Hà nội, nơi người ta vẫn chưa dẹp bỏ những tấm biển cấm quay phim, chụp ảnh không còn hiệu lực.   Hình ảnh hơn một trăm năm trước của toà nhà ngày nay là Bảo tàng Quân sự Việt nam.   Tấm bản đồ quân sự do trung tá De Maigs - chỉ huy pháo binh (Lieutenant Colonel Directeur d' Artillerie) trình kí ngày 07/12/1893 giúp ta hình dung rõ ràng hơn về khu vực phía Đông Hoàng thành (với 3 con đường: Ngu...

Hanoi Militaire

Hình ảnh
Những tấm bưu thiếp của   Pierre Dieulefils  với chủ đề Hà nội Quân sự Khu quân sự trong thành  Khuôn viên pháo binh phía sau trại lính đoan (đoạn phố Nguyễn Tri Phương và phố Cửa Đông, nơi hiện giờ là tòa nhà  Bộ quốc phòng) Bộ tham mưu trong khu nhượng địa (phố Phạm Ngũ Lão ngày nay) Trại lính bản xứ khu Đồn Thuỷ Kì Đài trở thành trạm điện báo quân sự (ảnh chụp góc đường ngày nay là Điện Biên Phủ và Nguyễn Tri Phương)   Sở chỉ huy pháo binh dựng trên nền điện Kính Thiên trong Cấm Thành   Trại lính tập phía Đông Hoàng Thành (khu vực nằm giữa phố Nguyễn Tri Phương và Lý Nam Đế ngày nay)  

Hà nội - Xưa và Nay - Những cửa thành đã mất - Cửa Đông

Hình ảnh
Chính Môn Đông nằm phía Đông Hoàng Thành, dẫn vào khu cư dân sầm uất nhất kinh thành - khu phố cổ quận Hoàn Kiếm ngày nay. Cũng như Cửa Nam, Cửa Đông ngày nay chỉ còn là tên một con phố. Trước kia có một đường đi cũ trong thành từ cửa Đoan Môn ra đến Chính Đông Môn, qua cổng thành và dương mã thành, qua cầu bắc trên hào, để ra ngoài, tại đây con đường quặt về hướng đông nam một quãng mới toả đi các phố của khu Cửa Đông (khu phố cổ của quận Hoàn Kiếm ngày nay). Chính Môn Đông năm 1885 với phía trong là các khu nhà trại lính Pháp. Trên bức ảnh vẫn thấy rõ dấu tích cây cầu bắc qua hào. Chính Đông Môn nhìn từ phía trại lính... ...nơi trồng rất nhiều phượng vĩ. Khi Chính Môn Đông, tường thành và con hào bị phá bỏ, người Pháp cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh (chiếc cổng sắt lớn thay cho Chính Đông Môn) ra khu phố cũ, con đường mới đó được đặt tên là Rue Général Bichot, nhân dân ta cứ quen gọi là phố Cửa Đông hoặc con đường Cổng Tỉnh. Bên ngoài cổng tỉnh luôn túc trực đông...