Ngày Xưa Chùa Láng


Chùa Láng còn gọi là Chiêu Thiền tự nằm trên phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa có lịch sử gần 1000 năm tuổi gắn liền với một huyền thoại hoang đường mang đầy triết lý Phật giáo: kiếp trước, kiếp sau, luân hồi, nhân quả…Tên chữ Chiêu Thiền tự được cắt nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Người Pháp gọi là Pagode des Dames.

Chùa được lập từ thế kỷ XII, thờ Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, nhà sư nổi tiếng nhất thời Lý này sau khi hóa kiếp ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con trai của Sùng Hiền Hầu là  Lý Thần Tông (kiếp sau của Từ Đạo Hạnh). Tới đời con của  Lý Thần Tông là Lý Anh Tông, sau khi cha mất mới xây chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của ông là thiền sư Từ Đạo
Hạnh. Vị trí tọa lạc của chùa nằm trên đất Láng thượng, nguyên là đất trại Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận xưa, ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Nguyễn Thị Loan. Qua nhiều lần trùng tu mà hai lần sửa chữa lớn là vào giữa thế kỷ 16 và giữa thế kỷ 19 khiến chùa có diện mạo như ngày nay


Photobucket

Đường vào chùa Láng, phố Chùa Láng ngày nay.

Photobucket

Chùa nằm trên khu đất rộng, cây cối um tùm, xưa được coi là cảnh chùa đẹp và u nhã nhất Thăng Long

Photobucket

Cổng chùa (Tam quan ngoại) gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, mang dáng dấp cung vua phủ chúa.

Photobucket


Đền Các Bà - Chú thích tiếng Việt trên bưu ảnh.  Đây có thể do lỗi trong quá trình chuyển ngữ việc thờ mẫu sang tiếng Pháp, sau đó dịch chữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

Photobucket

Cách đây hơn 100 năm quanh chùa đã có rất nhiều cây cổ thụ

Photobucket

Tam quan ngoại

Photobucket

Hai bên tam quan có hai khám nhỏ với hai ông voi phục

Photobucket

Cột tam quan có những hàng câu đối khảm bằng mảnh sứ

Photobucket

Hoành phi chính giữa đề Thiền Thiên Khải Thánh, bên phải đề Tuệ Nhật, bên trái đề Từ Vân
.

Photobucket

Tiếp đến là một sân gạch Bát Tràng, giữa sân có một chiếc sập đá nơi là nơi chồng đòn rước kiệu Thánh ngày hội. Tam quan nội là ngôi nhà ba gian, hai hàng cột giữa bằng gạch, để trống thông thoáng, bên trên có bốn mái hai lớp song hàng theo kiểu mái chồng. Dải cổ diêm giữa hai tầng mái trang trí hình theo tích Lã Vọng câu cá, tích Tam Cố Thảo Lư trong Tam Quốc Chí.

Photobucket

Tam quan nội mở ra con đường lát gạch hai bên có tường hoa dẫn đến cổng thứ ba nơi có phương đình hình bát giác

Photobucket

Hai hàng muỗm cổ thụ đổ bóng xuống con đường. Không gian yên tĩnh, thanh tịnh

Photobucket

Từ lớp cổng thứ ba nhìn ra tam quan nội

Photobucket

Cửa Phật bắt đầu từ đây. Giữa sân, trước tòa nhà tiền đường, tả vu, hữu vu là ngôi nhà Bảo Cái, hình bát giác.

Photobucket

Đây là nơi đặt nơi đặt kiệu Thánh vào đêm trước ngày hội. Hàng năm, vào ngày mồng 7 tháng ba âm lịch (ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh), kiệu Thánh được rước từ chùa Láng sang thăm thân mẫu bên chùa Hoa Lăng (làng Dịch Vọng Tiền).

Photobucket

Đặt ở vị trí trung tâm của chùa,  Nhà Bảo Cái là công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc nổi bật nhất: cột hiên bao quanh tường bên trong đều xây gạch nung già để trần, mái lợp kiểu mái chồng, hai tầng, gồm mười sáu mái mềm mại thanh nhã.

Photobucket

Cổng vào chùa Làng nhìn từ nhà Bảo Cái

Photobucket

Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...

Photobucket

Bậc thềm dẫn lên nhà Tiền đường có đôi rồng đá uốn khúc uyển chuyển, đẹp và độc đáo.

Photobucket

Hình ảnh bên trong chùa. Ngoài tượng Phật, hai đầu hồi còn có hai dãy Thập điện Diêm Vương diễn tả các hình phạt đối với kẻ ác khi xuống Âm phủ. Trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng