Hà Nội Xưa - Phố Hàng Khay


Đầu thời Pháp thuộc phố Hàng Khay và phố Tràng Tiền gọi chung là phố Thợ Khảm (rue des Incrusteurs). Năm 1886 đổi lại thành phố Paul Bert (rue Paul Bert). Sau Cách mạng hai phố đã được tách riêng và có tên gọi như ngày nay.


Theo Diễn đàn VIP Hà Nội

Phố Hàng Khay ngày nay thời Pháp thuộc là Rue Paul Bert, đoạn phía tây và đầu phố Tràng Thi (Borgnis-Desbordes), phố là đất hai thôn Thị Vật và Vũ Thạch cũ, dài khoảng một trăm sáu mươi mét, cuối thời Tự Đức nơi đây nửa phố nửa làng; đường đi thì hẹp và lầm lội. Nhà tranh liên tiếp liền nhau, nhà bên phía bắc đường cái ra đến mép hồ; khi làm con đường quanh hồ thì nhà bên phía đó bị khai quang hết nên Hàng Khay chỉ có nhà ởmột bên đường, bên phía nam dãy số lẻ.

Phố Hàng Khay thời Pháp thuộc là đoạn nối tiếp của phố Paul Bert, được mở mang xây dựng đồng thời với Tràng Tiền, (thí dụ số nhà 3 Hàng Khay, ba tầng, còn ghi năm làm là 1886; số 37 xây năm 1906).Tuy nhiên Hàng Khay không hẳn thuần là phố nhà ở và cửa hàng của người Tây, vì ở đây xen lẫn nhiều cửa hàng và nhà ở của ngưòi Việt Nam, phần đông là người làng sở tại cũ giữ được nhà đất của cha ông để lại.

Khoảng những năm 80 - 90 khi người Pháp mới đến, phố Hàng Khay nổi tiếng có Bá Kim - Nguyễn Ngọc Kim - xuất thân là chánh tổng Đông Thọ, y biết lợi dụng thời thế để làm giàu, có một dãy nhà ở Hàng Khay cho thuê mở cửa hàng và dinh cơ riêng trong làng Vũ Thạch. Hàng Khay cũng như Tràng Tiền và Tràng Thi đều trở thành con đường giao thông quan trọng sau khi người Pháp chiếm hẳn Hà Nội và nhất là sau khi con đường vòng quanh Bờ Hồ đã được mở rộng. Khu phố được quy hoạch thành một khu vực buôn bán chính của người Tây mở rộng xuống quá phía nam, những phố đó có nhiều cửa hiệu Tây, buôn bán đồ Tây phục vụ sinh hoạt cho những gia đình người nước ngoài.

Những cửa hàng của người Pháp ở Hàng Khay có nhà Chassagne - bào chế và bán thuốc Tây, số cũ 59 Paul Bert - số mới 1 Hàng Khay, hiệu Jubin  - bán kính đeo, số cũ 63 - số mới 5, nay là hiệu ảnh, hiệu thịt bò Loisy, hiệu bánh mỳ Rochat, hãng Descours - Cabaud ở góc đường mà nay là khách sạn Bờ Hồ.

Người Việt mở cửa hàng ở Hàng Khay ngày một nhiều, nhất là những năm 35 - 36 trở đi. Cửa hàng bán đồ thêu đăng ten có vài nhà (Đào Huống Mai - Hoa Ký - số 17). Nhà Trần Xuân Tân bán sơ mi, cravat, son phấn, nước hoa ... Nhà Nguyễn Văn Qúy ở số 3 là cửa hàng bách hóa (Ông Qúy là nhân viên bán hàng cũ nhà Godard).Hiệu Chấn Long ở Hàng Bồ dọn đến bán đồ da, giày các kiểu. Có cả một Mỹ viện của cô Jacqueline Tạ Quang Cát bán hàng trang điểm  kem bôi da, nước hoa, tự chế ra hai loại phấn và nước bôi da (poudre Rachel, collyre de Salomé), các bà các cô đến mua, nhà hàng tùy màu da, sở thích sẽ hướng dẫn cách dùng. Âu đó cũng là một thứ quảng cáo để cạnh tranh với người nước ngoài chỉ có hàng đóng hộp sẵn. Cũng thời kỳ sau 1935, Hàng Khay có mấy mấy cửa hiệu của Ấn kiều xuất hiện chuyên bán đồ vải sợi Bom Bay để may áo dài phụ nữ.

Photobucket

Hàng Khay là một con phố ngắn dài khoảng hơn 100m. Khi quân Pháp bắt đầu chiếm Hà Nội, trên rẻo đất này mọc những ngôi nhà mới, hai tầng, thậm chí ba tầng. Các cửa hàng của ngưòi Việt xen lẫn của người Pháp.

 photo TrangTien1895_zpseb87e5c9.jpg

Một ngôi nhà trên  đường Paul Bert, năm 1895, không rõ thuộc đoạn Hàng Khay hay Tràng Tiền ngày nay


Phố Hàng Khay năm 1900. Phố chỉ có dẫy nhà bên số lẻ, phía đối diện là đường vòng quanh hồ Gươm. Ảnh chụp thời kì khu vực Hồ Gươm mới được quy hoạch: Hai bên hè phố, xen giữa những hàng cây mới trồng có các cột đèn chiếu sáng.  Ngôi nhà đầu tiên mép trái ảnh là tiệm thuốc Tây Chassagne, tiếp theo là cửa hàng của Schneider và Meyer

Photobucket

Toàn cảnh phố nhìn từ phía Tràng Tiền. 

Photobucket

Đại lộ Đồng Khánh (ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay -  Hàng Bài ngày nay)

Photobucket

Thời Pháp thuộc phố Hàng Khay và phố Tràng Tiền gọi chung là phố Thợ Khảm (rue des Incrusteurs).

Photobucket

Hàng khảm ở đây có tiếng từ thế kỷ thứ XIII, trong đó phải kể đến các loại các loại khay, cơi trầu...

Photobucket

Phố Hàng Khay nhìn từ ngã tư Tràng Thi - Bà Triệu. Ngôi nhà góc phố ngày nay là Trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch (CTSC) số 1 Bà Triệu.

986_001

Xem thêm những hình ảnh phố Hàng Khay thời gian muộn hơn:
Hà nội - Xưa và Nay - Góc phố Hàng Khay
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch