Triển lãm Hà Nội 1902


Trong phiên họp ngày 2/5/1886 của hội đồng bảo hộ, toàn quyền Paul Bert đã bày tỏ: “Ngay từ bây giờ, tôi lập một cuộc triển lãm các sản phẩm tự nhiên hoặc gia công của Bắc kỳ vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới. Tôi hy vọng đa số những người tham gia triển lãm sẽ để lại cho chúng tôi những sản phẩm đã trưng bày để làm cơ sở cho một bảo tàng Canh nông, Thương mại và Kỹ nghệ sau này”. Và cuộc triển lãm đầu tiên ở Hà Nội đã được tổ chức vào năm 1887 nhưng cuộc triển lãm có quy mô lớn nhất với sự tham dự của nhiều quốc gia phải đến năm 1902 mới diễn ra. Toà nhà diễn ra triển lãm sau đó được chuyển giao để thành lập một bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương (Bảo tàng Maurice Long).

Exposition de Hanoi (1)

Affiche của cuộc triễn lãm diễn ra từ ngày 3/11/1902 đến 31/01/1903

Cuộc đấu xảo đầu tiên của thế kỷ XX ở Hà Nội
Theo Thăng Long - Hà Nội


Sau khi dẹp được các cuộc khởi nghĩa của dân ta (trừ cuộc khởi nghĩa Yên Thế) cũng như của nhân dân Lào và Campuchia, Pháp xây dựng được một số xí nghiệp điện nước và hàng tiêu dùng, nhất là đã bắt đầu bắc cầu qua sông Hồng. Để phô trương tài năng, công trạng cũng như muốn chứng minh rằng cuộc bình định coi như kết thúc, đã đến thời kỳ mở mang kinh tế (thực chất là khai thác thuộc địa) đồng thời cũng là để biểu dương sức mạnh của chính quyền thực dân, Toàn quyền Đông Dương P. Doumer đã quyết định tổ chức một cuộc triển lãm (Exposition) vào năm 1902 tại Hà Nội. Nhưng lúc ấy cũng chưa có danh từ triển lãm nên mọi người vẫn gọi đó là cuộc Đấu xảo tức là "đấu lại ở đây những tài khéo léo tinh xảo" như đã gọi cuộc Đấu xảo năm 1887. Theo đó, địa điểm cũng được gọi là khu Đấu xảo.

Exposition de Hanoi (3)

 Một tấm affiche khác

Chỗ được chọn là trường đua ngựa và những ao hồ đồng ruộng của làng An Tập. (Trường đua ngựa được lập từ 1890 bị chuyển lên làng Vĩnh Phúc, nay là sân Quần Ngựa). Công việc được bắt đầu từ năm 1900, riêng việc xe cát ở bờ sông vào lấp ruộng lấp ao cũng mất gần một năm. Khuôn viên Đấu xảo là một hình chữ nhật mà bốn cạnh nay là các đoạn phố Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Duẩn, Trần Quốc Toản (lấn về phía Nam một ít). Cổng chính mở ra phố Trần Hưng Đạo. Ở chính giữa khuôn viên là Lâu đài trung tâm. Đây là một ngôi nhà lớn, dài 110m, rộng 30m, cao 27m. Giữa là một gian mái tròn, nối với các gian khác bằng nhiều hành lang. Hai phía, gian đầu có những mái tròn nhỏ hơn. Toàn bộ diện tích xây dựng là 3.000m2.

Từ Lâu đài trung tâm mở ra hai bên là hai dãy nhà vòng cung làm theo kiểu hành lang, ôm lấy một khoảng sân rộng có bồn trồng các giống hoa nhập từ nước ngoài. Giữa sân còn giữ lại một cái hồ, gương nước phản chiếu những ngôi nhà cao lung linh. Trên mặt hồ có tổ chức bơi thuyền và câu cá.

Exposition de Hanoi
  
Quy mô của cuộc triển lãm rất lớn

Phía sau Lâu đài trung tâm là Lâu đài Mỹ thuật. Khu này dành cho các Hội Mỹ thuật của Pháp trưng bày các tác phẩm của họ. Có hai hành lang dài 20m và cao 6m và hai ngôi nhà ở hai đầu rộng mỗi bề 12m.

Giữa khoảng cách hai lâu đài là nhiều ngôi nhà dành cho báo chí và ban tổ chức.

Góc Đông Nam là khu vui chơi giải trí: cửa hàng ăn uống, nhà hòa nhạc, sân khấu, xiếc, xi nê. Đoàn xiếc từ Manila (Philipin) sang, đoàn ca vũ Sakeys từ Mã lai. Đoàn này có những vũ nữ thổ dân Négrito nhảy múa với vũ khí và trang phục dân tộc. Đoàn Waren có đội vũ nhạc Xibia với những điệu nhảy Côdăc và vũ bale Nga.

Ở góc Tây Nam là xưởng phát điện và trạm cứu hỏa.

Tổng phí tổn xây dựng khu Đấu Xảo là ngót 2 triệu rưỡi đồng bạc Đông Dương tức 5.718.000 Frăng (tính ra Frăng năm 1941 là 25 triệu).

Đó là một cuộc triển lãm lớn. Công việc quảng cáo phải nhờ đến cả các nước láng giềng và các thuộc địa Pháp cùng một số nước Châu Âu bạn của Pháp; Viễn đông có Nhật, Trung Quốc, Philippin, Mãlai, Miến Điện tham gia trưng bày.

Exposition de Hanoi (2)


Catalogue của cuộc triển lãm

Nội dung hoạt động gồm nhiều mặt kinh tế và văn hóa. Về kinh tế: giới thiệu hàng của Pháp, của ba nước Đông Dương và của một số nước Viễn Đông, để khoe trình độ phát triển về công thương nghiệp của những nước đó. Với Đông Dương, giới thiệu cái tài, cái khéo tay của nhân công thủ công Việt Nam qua cac đồ hàng sơn, khảm xà cừ, chạm gỗ, thêu lụa, khảm kim loại, đồng thời giới thiệu những máy móc nôn
g nghiệp và nông phẩm gợi ý khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước này. Có tới 4.000 đơn vị (xí nghiệp và cá nhân) đăng ký trưng bày.

Về văn hóa: ngoài gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật của Pháp, có một gian giới thiệu những hoạt động học đường buổi sơ khai của chính quyền thực dân như giới thiệu trường Trí tri: sách vở học tập, biểu đồ 17 chi hội, 3 trường học, 11 lớp dạy tiếng Pháp không lấy tiền.

Cũng về văn hóa, ở đây có những gian trưng bày có tính dân tộc học như mô hình một làng của người Négrito ở Philippin, những thớt voi của nước Lào, những công cụ sinh hoạt và quần áo của người Tây Nguyên…

Do quảng cáo rầm rộ và do có nhiều tỉnh tham gia trưng bày cộng với những lời đồn về những cái to, cái lạ của nước ngoài mang đến nên nhân dân nô nức đổ về Hà Nội xem Đấu xảo, từ Nam Kỳ, Cao Miên (Campuchia) đến các tỉnh biên thùy phía Bắc.

Đấu xảo chính thức mở cửa ngày 3 tháng 11 năm 1902, do Toàn quyền Beau khai mạc. (Người khởi xướng ra công việc này là Toàn quyền P. Doumer hết nhiệm kỳ từ đầu năm 1902). Có thể nói là cuộc triển lãm êm đẹp suôn sẻ nếu không có vụ dịch hạch khủng khiếp năm 1903 ở Hà Nội do chuyện nằm trong các hòm đồ từ Ấn Độ đưa sang, gây truyền nhiễm làm nhiều người chết khiến Đấu xảo phải đóng cửa vào ngày 30 tháng 6 năm 1903.

Triển lãm Hà Nội 1902 qua bưu ảnh của hãng Moreau 

1401
 
1401. Lâu đài trung tâm khu đấu xảo

1402b

1402. Khai trương triển lãm Hà Nội. Ông Thome, trưởng Ban tổ chức tiếp đón toàn quyền Beau (16/11/1902) 

1403c

1403. Kiến trúc sư Bussy (người thiết kế khu đấu xảo) tháp tùng toàn quyền Beau trước khu triển lãm của trường dạy nghề Hà Nội


1404g

1404. Bên trong trường nghề

1405b

1405. Ông Le Lorrain tháp tùng toàn quyền Beau thăm làng Philippin

1406c

1406. Khu triển lãm của Philippin khi toàn quyền Beau tới thăm

1407

1407. Khu trưng bày của Philippines (1)

1408b

1408. Khu trưng bày của Philippines (2)

1410c

1410. Khu trưng bày của Philippines (4)

1411b

1411. Khu trưng bày của Philippines (5)

1412b

1412. Khu trưng bày của Philippines (6)

1413b

1413. Khu trưng bày của Philippines (7)

1414b

1414. Khu trưng bày của Philippines (8)

1416g

1416. Gian hàng lâm thổ sản

1417b

1417. Gian hàng Nam Kì (1)

1419g

1419. Gian hàng Nam Kì (1) - Nhà nuôi ong?

1420b

1420. Gian hàng Nam Kì (4)

1421b

1421. Gian hàng Nam Kì (Nông sản)

1422g

1422. Gian hàng Campuchia

1423b

1423. Gian hàng Campuchia

1425f

1425. Gian hàng Trung Kì - Quan lại trong triều phục Huế 

364_001

Phụ ảnh 1423 - Cận cảnh là những tượng sáp

1426b

1426. Gian hàng Chợ Lớn

1427b

1427. Gian hàng Triều Tiên 
 
1439g

1439. Gian hàng Trung Hoa (1)

1440

1440. Gian hàng Trung Hoa (2)

1441v

1441. Gian hàng Trung Hoa (3)

1442

1442. Gian hàng Thượng Hải (1)

1443g

1443. Gian hàng Thượng Hải (2)

1444g

1444. Gian hàng Thượng Hải (3)

1445f

1445. Gian máy

1446h

1446. Gian trưng bày các loại máy móc

1458v

1458. Gian hàng Algerie

1459

1459. Gian hàng các vùng đất bảo hộ thuộc châu Phi như Tunisie, Somalis

1460b

1460. Gian hàng Madagascar

1470f

1470. Khu chuồng chim và nhà kính

1471c

1471. Khu phố vui chơi

1472f

1472. Các trò tiêu khiển

1473g

1473. Đu quay

1476b

1476. Dàn kèn trống Philippins

1478g

1478. Điệu nhảy của các thổ dân Negrito (Philippines) 

1479

1479. Làng của thổ dân Negrito 

1480b

1480. Lều của thổ dân Negrito 

1482b

1482. Các bộ lạc Laos

1483

1483. Rạp chớp bóng

1493g
 
1493. Lính cứu hỏa diễn tập


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch