Hàng Ngang – Hàng Đào là một dãy phố chính nằm tại trung tâm của khu phố cổ Hà Nội. Khác với những con phố được đặt tên theo sản phẩm mua bán đặc trưng của nó, phố Hàng Ngang (Rue des Cantonnais) lại có một cái tên khá lạ nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng biệt trong khu phố cổ. Cổng phố Hàng Ngang. Mục đích bảo đảm an ninh cho cư dân trong phố. Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Do nhiều biến động của nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển ở nước ta vào thế kỷ 17, 18 nên có những con phố không còn chuyên doanh, chuyên một nghề nào nữa mà dựa vào sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội mà những con phố đó có một cái tên mới. Phố Hàng Ngang chính là một trường hợp biến đổi tên gọi của phố Hàng Lam vào thế kỷ 19. Ngay từ thời kỳ đầu tự chủ của chế độ phong kiến trung ương, những quy định được thiết lập một cách chặt chẽ. Chỉ riêng về màu sắc trang phục cho vua, quan, dân cũng đã
Nằm trên trục đường dẫn từ thành Hà Nội tới khu nhượng địa, Paul Bert là con phố đắt giá nhất dưới thời Pháp thuộc. Trên phố tập trung đủ các loại hình dịch vụ từ nhà hát, rạp chiếu bóng, khách sạn, hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa, hiệu sách, nhà in, nhà xuất bản, ngân hàng ... Đây là con phố có diện mạo thay đổi nhiều nhất. PHẦN I: NHÀ GODARD VÀ TAVERNE ROYALE Loại bưu ảnh nhiều hình thời kì tiên phong phát hành vào những năm đầu tiên của thế kỉ XX. So với các ảnh khác trong entry, hình ảnh ngã tư Paul Bert (Tràng Tiền) - Francis Garnier (Hàng Bài) ở góc trái tấm bưu thiếp có thể coi là bức ảnh sớm nhất. Đối diện bên kia đường là tòa nhà hai tầng đang hoàn thiện - nhà Lacaze Cận cảnh. Đường phố đang thi công, cây xanh ngang tầm cửa sổ, lô đất trống trên con phố đắt giá nhất thời bấy giờ, cây cột đèn giữa ngã tư... tất cả các chi tiết cho khẳng định cửa hàng bách hóa trong ảnh là hình ảnh thời kì đầu của nhà Godard. Theo An ninh Thủ đô Nhận thấy cơ
Tonkin - Hanoi - Rue Paul Bert Vị trí có chữ Oliver trên tường là Grand Cinema, rạp Công Nhân sau này Rạp Công Nhân đang xây lại. Có thể nhận ra nó nhờ dấu gạch bị dỡ trên tường nhà liền kề và rào chắn bằng tôn xanh trên hè Tonkin - Hanoi - Theatre, Rue Paul Bert Nhà hát lớn. Đối diện là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội Bonus: Tơ trời Palais Garnier - hình mẫu cho nhà hát lớn Hà nội
Entry trước đã giới thiệu trụ sở NXB F. H Schneider. Gắn với tên tuổi ông trùm ngành báo chí, xuất bản này, tại Hà Nội còn có một tòa nhà nổi tiếng khác nằm bên bờ Hồ Tây, trong khuôn viên trường Chu Văn An - Villa Schneider. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1898. Sau khi trường Trung học bảo hộ (ngày nay là trường Chu Văn An), được thành lập, biệt thự được dùng làm nơi ở của hiệu trưởng người Pháp. Sau giải phóng, có thời gian tòa nhà được dùng làm nhà nghỉ của Công đoàn Sở giáo dục Hà Nội. Sau đó công trình bị bỏ không một thời gian khá dài. Trải qua nhiều năm xuống cấp trầm trọng, vào năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), Nhà Bát Giác đã được tu sửa và dùng làm thư viện của trường Chu Văn An. Bài viết dưới đây trên trang http://belleindochine.free.fr. Khó có thể cưỡng lại tình yêu với ngôi biệt thự tuyệt đẹp này! Tách biệt khỏi những biệt thự thời thuộc địa và khu phố Tây, nhưng lại gần trung tâm, ngôi biệt thự này toạ lạc tại một vị t
Trên rất nhiều bức bưu ảnh thời Pháp bắt gặp dòng chú thích Village du Kinh Luoc. Bạn biết gì về vị quan đầu triều thời Nguyễn và khu thái ấp của ông ta? Công trình trong hai bức bưu ảnh trên giống nhau đến mức người ta dễ kết luận chúng là một nếu không để ý đến những dòng chú thích " La pagode de Vua Le" và "Monument funéraire du Kinh Luoc". Kiến trúc nhà bia và trụ đá đặt tượng vua Lê bên hồ Hoàn Kiếm được sao chép và đưa vào một công trình được xây dựng để suy tôn chính mình của một nhân vật đã đi vào lịch sử với tội danh hợp tác đắc lực với thực dân Pháp trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa - Kinh lược sứ Bắc Kì Hoàng Cao Khải (vice roi - phó vương - theo cách gọi của người Pháp. Ấp Thái Hà Theo TS Bùi Xuân Đính trên trang Đông Tác ấp Thái Hà là phần thưởng của thực dân Pháp dành cho Hoàng Cao Khải. Dù đã có dinh thự trong thành phố ( entry trước ), vị phó vương muốn lập một khu thái ấp để nghỉ già. Ấp được x
Vườn hoa Cửa Nam dưới thời thuộc Pháp có tên vườn hoa Neyret. Những hình ảnh quen thuộc của Hà nội cổ với phu xe tầu điện tại góc phố Cửa Nam - Hàng Bông Tượng Thần tự do từng được đặt ở vườn hoa Cửa Nam (người dân gọi nôm na tượng bà đầm xoè), nó bị phá bỏ ngày 1/08/1945 Góc chụp này cho thấy hình dáng rất quen thuộc. Trên bức tường hồi phía sau tượng đọc được cả dòng quảng cáo: Nguyễn Hữu Thạnh - Xe đạp, xe cao xu Bức ảnh này chụp trước 1954 cho thấy khu vực này thay đổi khá nhiều Và vuờn hoa Cửa Nam giờ chỉ còn thế này Photo by ttnhan Location: Cửa Nam Crossroads
Phố Hàng Chiếu (Rue Jean Dupuis) dài 275m, nằm trong khu vực phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Phố nối từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân. Tính từ phía ô Quan Chưởng có 3 phố rẽ vào Hàng Chiếu là Ô Quan Chưởng, Thanh Hà và Đào Duy Từ. Đầu kia có 3 phố là Hàng Đường, Đồng Xuân và Hàng Mã. Phố cắt và dẫn qua các phố Nguyễn Thiện Thuật và Hàng Giầy. Trên phố còn có lối rẽ vào ngõ Đồng Xuân, thông sang với phố Cầu Đông. Phố Hàng Chiếu trên bản đồ Google được vẽ chạy thẳng ra đường Trần Nhật Duật, nhưng trên thực tế phố có hai đoạn với hai tên khác nhau: Đoạn từ Đồng Xuân đến cửa Ô Quan Chưởng là phố Hàng Chiếu và đoạn ngoài cửa ô là phố Ô Quan Chưởng. Tấm hình trên được vẽ lại từ bức ảnh được coi là cổ nhất về phố Hàng Chiếu. Nó phù hợp với những miêu tả của những người Pháp đặt chân tới Hà Nội cuối thể kỉ XIX: “Không những người ta làm mặt tiền kín mít mà còn che đậy nó bằng một chái, chìa cái mái tranh ra đường; thành thử phố xá chỉ c
Phố Hàng Cót (Rue Takou) nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Thời Pháp thuộc phố được đặt tên theo tiếng Pháp là Rue Takou. Tên gọi Hàng Cót được hình thành từ năm 1945 cho đến nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phần lớn cư dân sinh sống ở đây làm nghề đan cót và buôn bán cót. Phố Hàng Cót ngày nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trải dài 0,4km theo hướng Bắc - Nam. Đầu phố phía Bắc giáp vườn hoa Hàng Đậu (tên cũ là Vạn Xuân), giao các phố Phan Đình Phùng và Hàng Đậu. Đầu phố phía Nam là ngã tư giao các phố Hàng Mã và Hàng Gà. Ở khoảng giữa phố, phía trên có đường Xe lửa chạy ngang qua, tuyến đường sắt này dẫn lên cầu Long Biên nổi tiếng bắc qua dòng sông Hồng. Có thể chia Hàng Cót ra làm hai đoạn: - Đoạn đầu từ vườn hoa Hàng Đậu đến cầu Sắt . Đoạn này không dài nhưng lại có nhiều nhà lớn kiểu Villa làm vào những năm sau 1930. Chủ nhà đất xuất thân quan lại (Hoàng Gia Luận, số 2 - Gia đình Bùi Đình Tịnh số 14 - 16) hoặc công chức cao cấp (bác sĩ An số 4
Đó là con phố có chiều dài 128m, từ chợ Đồng Xuân đi xuôi xuống ngã tư Lò Rèn - Hàng Mã, đến phố Hàng Đồng, rồi đến ngã tư Bát Sứ - Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Phố Hàng Đồng trước kia thuộc thôn Yên Phú, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương. Đây là nơi ngụ cư của người dân làng nghề gò chạm đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và người dân buôn bán đồ đồng làng Cầu Nôm, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) cùng số ít người dân vùng khác. Thời Pháp thuộc, hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ hợp lại một, có tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Thuở xưa phố Hàng Đồng làm nghề sản xuất và buôn bán đồ đồng rất sầm uất, vì đây gần như là nơi cung cấp duy nhất mâm, soong, nồi, chảo đồng cho cả kinh thành Thăng Long. Ban đầu chỉ là những vật dụng thông thường, sau này những người thợ gò đồng trong phố cải tiến, làm cả những mâm giả cổ bằng đồng, quả cầu đồng, đĩa mỹ nghệ dùng để trang trí rồi tới cả cồng, chiêng… Người ta còn lấy hàng đồng đúc như hạc, đỉnh, lư
Phố Tố Tịch, thường gọi là Tô Tịch (Ruelle de To Tich) dài 95m từ phố Hàng Quạt đến phố Hàng Gai, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tô Tịch là thôn thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Tố Tịch theo nghĩa chữ là “chiếu trắng”. Không rõ nguyên do thế nào lại có địa danh này, vì ở đây không có dấu vết gì về nghề làm chiếu và bán chiếu cả. Cũng có thể, xưa kia ở chân khúc đê cũ cạnh bờ sông đă có thời từng là nơi buôn bán chiếu nhưng điều này cũng không được nói đến trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi về phường bán chiếu. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là ngõ Tố Tịch (Ruelle de Tố Tịch). Phố mới được mở rộng khoảng sau năm 1920. Lúc đầu lối đi từ ngã ba Hàng Gai vào rất hẹp, là một con đường đất lẫn đá, trời mưa thì lầy lội. Góc bên trái ngã ba, nhà số 1 là đình Đông Hà thờ Thành hoàng (không rõ lai lịch). Cạnh đình là một gốc bàng cổ thụ. Khi mở rộng phố thì đình bị phá và cây bàng về sau cũng không còn nữa; bài vị thành hoàng được đưa lên một
Nhận xét
Đăng nhận xét