Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang
Hàng Ngang – Hàng Đào là một dãy phố chính nằm tại trung tâm của khu phố cổ Hà Nội. Khác với những con phố được đặt tên theo sản phẩm mua bán đặc trưng của nó, phố Hàng Ngang (Rue des Cantonnais) lại có một cái tên khá lạ nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng biệt trong khu phố cổ.
Cổng phố Hàng Ngang. Mục đích bảo đảm an ninh cho cư dân trong phố.
Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Do nhiều biến động của nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển ở nước ta vào thế kỷ 17, 18 nên có những con phố không còn chuyên doanh, chuyên một nghề nào nữa mà dựa vào sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội mà những con phố đó có một cái tên mới. Phố Hàng Ngang chính là một trường hợp biến đổi tên gọi của phố Hàng Lam vào thế kỷ 19.
Ngay từ thời kỳ đầu tự chủ của chế độ phong kiến trung ương, những quy định được thiết lập một cách chặt chẽ. Chỉ riêng về màu sắc trang phục cho vua, quan, dân cũng đã có sự phân biệt rõ ràng. Màu vàng dành riêng cho vua, màu đỏ đại hồng cho các quan đầu triều, màu xanh lam chỉ các quan trước tứ phẩm mới được dùng. Từ đó, hai phường thợ nhuộm màu đào, đỏ, da cam… và xanh lam, xanh da trời… đã lập ra hai phố Hàng Đào và Hàng Lam.
Nghề nhuộm cần có đất rộng vào ao hồ để giũ vải và phơi thành phẩm. Những thế kỷ sau do nằm trên trục trung tâm Kẻ Chợ, một thước đất ở hai phố trên đều rất đắt giá nên những hiệu nhuộm ở đây đã lần lượt bán hết cơ ngơi của mình. Họ lui về cuối phố Hàng Bông, xa khu trung tâm, đất còn rộng lại có con ngòi lớn chảy xiết, thuận lợi cho việc nhuộm vải, giá lại rẻ nên họ tập trung lại để lập ra phố Hàng Bông Thợ Nhuộm (nay là phố Thợ Nhuộm).
Phố Hàng Lam không còn hiệu nhuộm nào nữa nên phải mượn tên của phường sở tại là phường Diên Hưng để gọi. Đến triều Hậu Lê, bộ mặt phố Hàng Lam và cả Hàng Đào đều thay đổi nhiều. Nhiều ngôi nhà của thương gia người Việt và khách trú Hoa Kiều được xây cất khang trang, bề thế với những mặt cửa hàng rộng ba gian và gác cổ diêm để cất chứa hàng.
Ngã tư Hàng Bạc - Hàng Bồ - Hàng Ngang và Hàng Đào. Bức ảnh này có thể chọn 1 trong 4 tên phố trên để chú thích
Phố Hàng Ngang nhìn từ gõ Hàng Bạc. Đây là bức ảnh bị chú thích nhầm (xem entry trước)
Toàn cảnh phố Hàng Ngang nhìn từ phố Hàng Đào
Năm 1911
Phố thay đổi nhanh chóng. Đây là tuyến phố buôn bán sầm uất nhất Hà Nội.
Nổi bật là tiệm Rồng Vàng (Au Dragon d'or)
5 trong số 7 bức ảnh này được chụp từ vị trí ngã tư. Khi đặt cạnh nhau, chúng cho thấy sự thay đổi của những ngôi nhà qua năm tháng
Trong Người và cảnh Hà Nội, cụ Hoàng Đạo Thúy, một nhà nghiên cứu có nhiều tác phẩm về Hà Nội, viết: “Trên Hàng Đào là Hàng Ngang. Thời Lê những người khách trú gốc Quảng Đông đến rất đông ở phố này, bán tạp hóa, chè và thuốc. Họ làm giàu to nên trước đây hai đầu phố làm cổng ngăn rất chắc. Sau nhà có tường cao như thành, chỉ có một số cửa sau kín đáo...” Đây cũng là một cách giải thích, bởi khu phố Hoa Kiều buôn bán sầm uất, giàu có, hai đầu phố làm hai cánh cổng để buổi tối đóng lại chắn ngang đường nên gọi là phố Hàng Ngang... Như vậy, qua tài liệu của nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy, ta có thể nhận thấy phố Hàng Ngang đã được đặt tên dựa vào sự biến đổi của tình hình lúc bấy giờ chứ không còn mang tên như cách đặt của những con phố khác trong khu phố cổ Hà Nội nữa.
Trước sự phát triển nhanh chóng của các thương nhân Hoa Kiều người Quảng Đông đến buôn bán đủ mặt hàng như chè Mạn Hảo, thuốc lào Tiên Lãng, đồ sứ Giang Tây, táo Tàu, gấm vóc Tô Châu… của nhà buôn từ phố Hiến lên Thăng Long - Hà Nội. Họ đã tung tiền tranh mua đất, nhà ở phố Hàng Ngang nên đến đầu thế kỷ 19 phố còn có tên là phố Việt Đông. Thời Pháp thuộc phố có tên là là Rue des Cantonnais (phố người Quảng Đông), có đường tàu
điện bánh sắt chạy qua giữa phố nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi đó là phố Hàng Ngang cho đến bây giờ.
Hiệu truyền thần trên phố Hàng Ngang. Ảnh: Fiona Chan
Phố Hàng Ngang hiện nay là một trong số những con phố sầm uất nhất của khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây tập trung mua bán các loại quần áo xen kẽ với những cửa hàng bán đồng hồ, mỹ phẩm hay trang sức đặc biệt nơi đây còn có một cửa hàng vẽ truyền thần nổi tiếng từ lâu.
Trên con phố này còn có một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia đó là ngôi nhà số 48 Hàng Ngang bởi trong ngôi nhà đó, trên căn gác nhỏ tầng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và được đọc trước hàng triệu người dân tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Ngày nay, phố Hàng Ngang cũng nằm trong trục tham quan không thể thiếu của các du khách khi đến thăm phố cổ Hà Nội. Một con phố có lịch sử lâu đời, cũng bởi thế mà mặc dù không mang tên sản phẩm hàng hóa nào nhưng phố Hàng Ngang vẫn được người dân nhắc đến trong câu ca dao về 36 phố phường Hà Nội: "Ba mươi sáu mặt phố phường Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào".
Nhà cổ trên phố Hàng Ngang. Ảnh trên Internet
Phố Hàng Ngang, cũng như bất kì con phố nào trong khu phố cổ, đều giống một cái chợ, lộn xộn và nhốn nháo
Học cách quan sát phố của những khách du lịch nước ngoài, chỉ cần ngước mắt lên phía trên, ta sẽ gặp lại một không gian xưa cũ.
Lâu lắm rồi, tụi em cứ thắc mắc "ngang" là gì mà có phố hàng ngang, ra là vậy!Cảm ơn anh!
Trả lờiXóaEm thích cái ảnh thứ 6 thế mà không có bài về phố hàng mã anh nhỉ? em dc đi qua mấy phố này nên tìm để xem..:d
Tên 3 phố trên trục đường này tạo thành ĐÀO NGANG ĐƯỜNG :D
Trả lờiXóaMuốn đọc bài Phố Hàng Mã hả? Sẽ có thôi.
:)) =))
Xóasưu tập và bài viết rất hay, nhất là các bức ảnh qua năm tháng.
Trả lờiXóaTôi ở Hàng Ngang từ 1950, sau đi tản cư 1951 đến đầu 1955 lại về. Hiện nay gia đình vẫn có người ở đó và nhiều bè bạn thuở thiếu niên.
Trên anh chưa thấy cây xà cừ cuối phố
Trả lờiXóa