Hà Nội trong bưu ảnh của F. H Schneider

Ông trùm ngành in ấn, xuất bản Francoisi Henri Schneider trong buổi đầu lập nghiệp tại Băc Bộ được biết đến như là một trong những người tiên phong trong việc sản xuất bưu thiếp. Số lượng bưu ảnh của hãng trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1900 không nhiều, tuy nhiên lại phản ánh một giai đoạn quan trọng khi người Pháp thực hiện quy hoạch thay đổi Hà Nội thành thủ đô của Liên bang Đông Dương 

Photobucket

Hà Nội nằm bên bồi của dòng sông Hồng. Khi người Pháp chiếm Hà Nội tuyến đường bên sông không có đê mà chỉ có một đường kè để giữ trục đường. Khu nhượng địa Đồn Thủy nằm trên trục đường này. Từ Đồn Thủy hình thành một trục đường chạy qua  hồ Hoàn Kiếm, dẫn tới thành Hà Nội.

943_001

Cầu nối các bãi bồi trên sông Hồng

282_0011

Thuyền bè trên sông Hồng trước khu nhượng địa 

165_001

Cột cờ Hà Nội  trước Hoàng Thành. 

Có thể nhận ra Đoan Môn . Trước cột cờ là hồ Voi, bị lấp vào khoảng năm 1897, ngày nay là đường Điện Biên Phủ và vườn hoa Lê Nin.

Photobucket

Điện kính thiên trong Hoàng Thành chỉ còn  nền. Người Pháp dựng trên đó sở chỉ huy pháo binh


Bệnh viện Lanessan, thường gọi là nhà thương Đồn Thủy, ngày nay là Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị, khánh thành năm 1893. Bờ sông khi đó được kè để xây dựng bệnh viện. Ngày nay dòng chảy dòng sông đã rời xa nơi này. 

Photobucket

Cuối thế kỷ 19, Hà Nội gặp mấy trận dịch nặng nề, Tổng trú sứ Paul Bert cũng lâm bệnh chết, khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu, thay cho việc sử dụng nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn. Năm 1894 hai tháp nước ở Hàng Đậu và Đồn Thủyđược xây dựng để cung cấp nước cho khu Thành cổ - lúc này là nơi tập trung quan chức và binh lính người Âu cùng với khu dân cư 36 phố phường. Đá tảng dùng để xây được lấy từ đá hộc dỡ của thành cổ. 

295_001

Phòng thương mại và Nông nghiệp ngày nay là Thư viện quốc gia

Hỏa Lò được xây năm 1896 ở khu vực khi đó là ngoại vi thành phố làm nhà tù trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ 

Nhận thấy vị trí đắc địa của Hồ Gươm, người Pháp triển khai kế hoạch biến khu vực này thành trung tâm hành chính, thương mại, văn hoá và  tôn giáo của Hà Nội. Đầu tiên là tuyến phố Paul Bert (Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi), tiếp theo là các tuyến phố vuông góc với nó là các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và Beauchamp Ferry (Lê Thái Tổ), cùng các tuyến phố song song với chúng tạo ra hệ thống các tuyến phố bao quanh Hồ Gươm và trở thành hệ thống đường phố đầu tiên ở Hà Nội.

Hồ Gươm nhìn từ Hội hiếu nhạc (vị trí Nhà hát múa rối Thăng Long đầu phố Hồ Hoàn Kiếm ngày nay). Trong ảnh thấy Nhà thờ lớn, một công trình được xây dựng phía Tây Hồ Gươm, trên khu đất Chùa Báo Thiên, hoàn thành vào năm 1886.

Phố xá quanh Hồ Gươm

948_001

Hồ Gươm nhìn từ phố Hàng Trống (Jules Ferry). Có thể nhận thấy tượng Nữ thần Tự do đặt trên noc Tháp Rùa

Photobucket

Khu vực phía đông Hồ Gươm hình thành sau khu vực phía tây hồ và được người Pháp quy hoạch thành khu trung tâm hành chính – thương mại của Hà Nội. Trục chủ đạo của khu vực này là vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ) nằm vuông góc với Hồ Gươm. Tòa đốc lý Hà Nội xây trên khu vực chùa Phổ Giác hoàn thành năm 1897. Tòa nhà có kiến trúc cổ điển với hai cổng hướng về phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng) và vườn hoa Paul Bert.

407_001

Trong không gian chữ nhật giới hạn bởi các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng), Balny (Trần Nguyên Hãn), Courbet (Lý Thái Tổ) và Dominé (Lê Lai) có một công trình được xây dựng cùng thời với Tòa đốc lý, Kho bạc, đó là Nhà Xéc (Cercle) nơi quy tụ giới thượng lưu sinh hoạt giải trí

photo 434_001_zps31e49a54.jpg

Cercle ngày nay là Cung thiếu nhi Hà Nội

Photobucket

Nếu phía Bắc vườn hoa Paul Bert có các công trình Tòa đốc lý, Kho bạc, Câu lạc bộ, Nhà lục xì thì phía Nam có Bưu điện và Dinh thống sứ. 


Photobucket

Năm 1888 người Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện

Photobucket

Bốn dãy nhà hai tầng được dựng lên, công trình có kiến trúc đơn giản, cầu thang gỗ, phía trên lợp ngói ardoise màu đen. 

Dấu tích của chùa Báo Ân chỉ còn lại tháp tháp Hòa Phong trên bờ hồ Hoàn Kiếm

641_001

Ô Quan Chưởng

Photobucket


Bách Thảo thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 33ha, bao quanh và sân sau của toàn bộ quần thể các dinh phủ và biệt thự của người Pháp. Nơi đây ngoài các loại cây sẵn có, các nhà khoa học còn sưu tập trồng các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam, và dẫn giống nhập trồng thí nghiệm các loài cây cỏ lạ từ nhiều vùng trên thế giới.

Photobucket


Photobucket

Sở hiến binh

488_001-1

 Một ngôi chùa chưa xác định tên

Khu Thái ấp của Kinh lược xứ Hoàng Cao Khải (còn được gọi là Tân Ấp). 

Ấp được xây dựng năm 1893, gồm rất nhiều công trình kiến trúc dinh thự, lăng mộ, đình chùa...nằm rải rác trên một không gian rất rộng phía bên trái gò Đống Đa, kéo dài từ phố Đặng Tiến Đông ngày nay tới tận Trường cán bộ Công Đoàn Hà Nội

Photobucket

Đền Hoa hồng trong tân ấp. Phần lớn những công trình này ngày nay đã biến mất trong biển dân cư phường Trung Liệt 

Photobucket

Đền Quan Thánh . Các bậc thang dẫn xuống hồ Tây lúc này  vẫn ăn sâu vào khu vực ngày nay là vườn hoa Lý Tự Trọng 

Photobucket

Phố Huế

Photobucket

Phố Huế

Photobucket


Cuộc triển lãm đầu tiên ở Hà Nội được tổ chức vào năm 1887, nhưng cuộc triển lãm có quy mô lớn nhất với sự tham dự của nhiều quốc gia diễn ra năm 1902 cùng sự kiện khánh thành cầu Doumer (Long Biên). Triển lãm diễn ra  tại cung đấu xảo, một tòa lâu đài tráng lệ do kiến trúc sư Bussy thiết kế. Toà nhà này sau đó được chuyển giao để thành lập một bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương, bảo tàng Maurice Long.

Photobucket

Hình ảnh một gian hàng vũ khí cổ và đồ đồng  tại triển lãm Hà Nội

Photobucket


Triển lãm còn mang đến cho dân chúng những nét văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng như quốc tế. Hình ảnh một phụ nữ người Mán tại một gian hàng tham dự triển lãm


Khi Nhật vào Đông Dương, Nhà đấu xảo bị chiếm làm doanh trại và kho quân lương, quân khí vì tòa nhà có tầng trệt là một tầng hầm kiên cố, xây bằng đá hộc. Đây là nguyên nhân khiến cho toà kiến trúc đẹp đẽ biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh. Dấu tích duy nhất không bị bom đạn huỷ hoại chính là đôi sư tử bằng đồng rất đẹp mà ngày nay được đặt trước Rạp xiếc Trung ương.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch