Nghề giấy dó Yên Thái

Trong kho tàng bưu ảnh Việt Nam thời thuộc Pháp có rất nhiều bức với chú thích Village du Papier (Làng Giấy). Điều gì đã thu hút sự chú ý của người Pháp đến vùng đất phía nam Hồ Tây này.  Ta sẽ tìm thấy câu trả lời khi sắp xếp các bức ảnh theo trình tự các công đoạn sản xuất giấy dó.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Photobucket

Vùng đất ven sông Tô Lịch xưa có nhiều làng làm giấy cổ truyền như  Đông Xá, Hồ Khẩu, Nghĩa Đô nhưng nổi tiếng nhất nhất là làng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, nghề giấy nơi đây được ghi vào sử sách từ thế kỉ XV.

Photobucket

Quang cảnh làng giấy với những lán sản xuất. Người làng Yên Thái chọn ven bờ sông Tô Lịch để làm nơi sản xuất vì các khâu sản xuất giấy cần rất nhiều nước.

342_001

Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó tươi. Cây dó chỉ có ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, người ta phải ngược sông Thao đến tận Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để mua dó và cũng chỉ mua vào tháng 8 đến tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian vỏ dó tự tróc ra nên mới thu hoạch được. Dó mang về, lột tiếp lớp vỏ đen, lấy lượt vỏ trắng ngâm nước vôi 24 tiếng mùa hè, 36 tiếng mùa đông.

Photobucket

Phụ nữ và các bé gái tuốt dó nguyên liệu.

Photobucket

Sau khi ngâm, dó được vớt ra, bó thành từng mớ, rồi lại được tiếp tục ngâm vào các bể với nước vôi đặc từ 3 - 5 giờ.

1220

Sau đó được chuyển vào vạc nấu cách thủy 15 - 20 tiếng.

811_001

Quanh cảnh làng giấy rất lạ mắt với những lò nấu cao như những bức lũy.  Lò nấu dó được đắp bằng đất cao tới 5m, miệng lò đặt chiếc vạc lớn, đường kính 2m.

Photobucket

Người làng Yên Thái thường đắp lò nấu dó bên bờ sông Tô Lịch để tiện việc ngâm, dặm, đãi vỏ dó.

Photobucket

Khi vỏ dó chín, người ta vớt ra đem ngâm cho hết vôi, nhặt bỏ từng mấu nhỏ còn sót lại. Sau đó đem đi rửa, rồi cho vào bể ngâm thêm 15-20 ngày.  Sau nhiều lần ngâm, nấu cuối cùng được một loại xơ trắng muốt, đấy chính là chất liệu tinh khiết để làm ra giấy.

79c

Dó được cho vào cối lớn, giã nhuyễn bằng chày tay.

Photobucket

Công việc giã dó rất vất vả, chỉ đàn ông mới đảm đương nổi.

379_001

Đằng sau nhịp chày Yên Thái nện trong sương là sự khó nhọc của người thợ làm giấy: Giã nay rồi lại giã mai / Đôi chân tê mỏi, dó ơi vì mày

Photobucket

Sau khi giã bột dó sẽ được nắm chặt

Photobucket

... đem đãi rửa sạch thêm một lần nữa.

Photobucket

Sông Tô Lịch rất thích hợp cho công việc cần nhiều nước này

952_0201

Sẽ rất khó hiểu những bức ảnh này miêu tả công việc gì nếu không biết quy trình sản  xuất giấy

photo 392_001_zps2350e6f1.jpg

Tuy dùng từ khác nhau, nhưng chú thích trên những bức ảnh này đều giải thích đây là khâu làm sạch bột

Photobucket

Tiếp theo, bột quánh được thả vào tàu seo. Tàu seo là một bể nước có pha sẵn loại keo bằng nhựa cây mò (có tác dụng ngăn cho các tờ giấy không dính vào nhau). Vữa dó thả vào đây sẽ thành một thứ nước sền sệt. Độ lỏng hay đặc của hỗn hợp này sẽ được pha tùy theo loại giấy.

81b-1

Dụng cụ để tạo ra các trang giấy là chiếc liềm seo. Liềm được làm bằng cật nứa ngâm, chẻ nhỏ như sợi chỉ, mỗi nan dài 60 - 70 phân (tương đương chiều dài của ống nứa đã bỏ đầu mặt), nan để mộc bột giấy sẽ không bám, do đó phải đem hun khói, kĩ thuật hun rất công phu, người ta dùng mùn cưa trộn với phân bò để đốt, vì chất liệu này cháy chỉ có khói chứ không bốc thành ngọn lửa. Công đoạn tiếp theo là dệt mành seo, tương tự như cách dệt mành mành nhưng dụng cụ nhỏ hơn. Chỉ dùng để dệt se bằng tơ tằm nên chắc, bền và chịu được nước.

Photobucket

Người ta dìm liềm seo vào trong bể, chao đi chao lại.  Xơ dó kết lại với nhau trên liềm seo như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy. Khâu seo giấy tuy nhẹ nhàng, nhưng phải khéo léo, kiên trì nên phụ nữ thường đảm nhiệm công việc này. Họ đứng bên tàu seo, hai tay dùng liềm seo múc nước bột giấy rồi gác lên “đòn cách” bằng tre trên mắt tàu seo cho nước rỏ xuống hết, chỉ còn bột giấy đọng lại trên liềm. Nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy hiện ra.

145_001

Giấy seo xong còn ướt xếp chồng lên nhau gọi là uốn

Photobucket

Uốn được đem đi ép cho thật kiệt nước

Photobucket

866_001

Công cụ dùng để ép uốn là những thứ có sẵn xung quanh

photo Copyof121_001_zpsaebcf5b4.jpg

hoặc được chế tạo rất thô sơ

photo Copyof449_001_zps18bc98fe.jpg

Giấy ép xong được bóc, đem xấy hoặc phơi khô và miết phẳng

Photobucket

(Phụ ảnh chụp cùng thời điểm với bức trên)

Photobucket

Giấy dó có nhiều kích thước khác nhau, cỡ lớn nhất là 60 x 80 và nhỏ nhất là 20 x 30. Liên kết mạng của xơ dó làm cho tờ giấy xốp, nhẹ, dai. Quy trình sản xuất thủ không có độ axít tạo cho giấy tuổi thọ tới 500 năm.

photo 497_001_zps4b28f655.jpg

Cùng với những lò nấu, đìa ngâm đãi Làng Giấy còn nổi tiếng với những chiếc giếng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái, như kia
Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh

Photobucket

(Phụ ảnh crop bức trên)

photo 922_001_zpsb16840ab.jpg

Giếng làng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất giấy

photo 801_001_zpsd153cac2.jpg

Một giếng khác

photo 483_001_zps997a36fe.jpg

Chỉ khác nhau khoảnh khắc bấm máy
Photobucket

Bức ảnh cuối cùng nằm trong bộ ảnh của Georges Auguste Marbotte, người tham gia xây dựng tuyến đường sắt Vân Nam. Tuy chỉ ghé qua Hà Nội trên đường sang Vân Nam, nhưng ông cũng kịp ghé thăm Làng Giấy. Điều này chứng tỏ sức lôi cuốn của làng nghề này đối với các kiều dân Pháp.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng