Last Days of Hanoi (2)

Về cuộc di cư vào Nam năm 1954 trên Wikipedia 

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.

Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư". Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán.

Ngược lại, những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả.

Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên

Ra đi

Trước đó, trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva", Howard Sochurek đã ghi lại những biến động của Hà nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố, có rất nhiều bức ảnh chụp giới tư sản và trung lưu Hà nội bán đồ đạc, tài sản để di cư vào Nam. Cũng với đề tài đó, những bức trong Last Days of Hanoi cho thấy không khí ra đi vội vã, khốn khó của những người tầng lớp dưới vào những giờ phút cuối cùng. 

Photobucket

Hà nội tháng Mười. Mưa bão.

Photobucket

Chuông nhà thờ đổ lạnh...

Photobucket

...xuống những phận người.

Photobucket

Đức mẹ bồng con đứng trong mưa nhìn...

Photobucket

viên sỹ quan Pháp bố thí cho những kẻ ăn mày.

Photobucket

Đức tin trở thành nơi trú ẩn để quên đi những giông bão ngoài kia.

Photobucket

Người cúi đầu trước Đấng tối cao,

Photobucket

kẻ cầu xin chút từ tâm của đồng loại.

Photobucket

Họ giống nhau ở niềm tuyệt vọng.

Photobucket

Dường như cả Chúa, cả Phật đều bỏ loài người

Photobucket

Tương lai vô định trong lời thỉnh cầu

Photobucket

trong những quẻ bói.

Photobucket

Thành phố đầy những khẩu hiệu kêu gọi di cư bằng tiếng Pháp...(Partir - C'est choisir La Liberté: Ra đi là sự lựa chọn Tự do).

Photobucket

hay tiếng Anh "To go Southvards is to choose freedom" (Vào Nam là lựa chọn Tự do)

Photobucket

Người đàn ông đang xoá khỏi tường dòng chữ "Dancing", loại dịch vụ chắc không có chỗ trong chế độ mới.

Photobucket

Hàng quán bên Bờ Hồ cũng bị dọn đi. Ảnh chụp trước Vườn hoa Con Cóc gần khách sạn Metropole.

Photobucket

Rồi nháo nhác thu dọn.

Photobucket

Chăn đệm, gường tủ, bàn ghế, những thứ đồ đạc cồng kềnh không mang theo được bị lôi tuốt ra khỏi nhà...

Photobucket

đem bán, đem cho hoặc rơi vào tay bọn hôi của.

Photobucket

Sochurek động tới một góc khuất nhạy cảm khác khi chụp những người đào huyệt trong nghĩa trang. Xem kĩ những bức ảnh nhan đề "Men digging a grave shortly before Communist takeover of city from French" sẽ thấy cái mà những người phu đang đào không phải là huyệt mới, mà là những ngôi mộ đã được xây và gắn bia.

Photobucket

Bia lưu danh người quá cố được cậy ra khỏi cây thập tự gẫy đổ và đặt nhờ ở mộ bên

Photobucket

Người công giáo không theo phong tục cải táng, họ gấp gáp di chuyển mồ mả đi đâu?

Photobucket

Xe tải từ các tỉnh đổ người di cư xuống ga Hàng Cỏ

Photobucket

Rất đông phụ nữ và trẻ nhỏ

Photobucket

Những đứa bé cõng em,

Photobucket

bước thấp bước cao chạy theo người lớn.

Photobucket

Chiếu chăn mang theo cho biết họ đã qua một chặng đường dài trước khi về đến Hà Nội.

Photobucket

Tài sản của cả gia đình vài thế hệ chỉ là chút hành lý nghèo nếu so với những gì người Hà nội bày bán trước lúc ra đi vài tháng trước (post sau)

Photobucket

Chờ lên tầu dưới sự hướng dẫn của binh sĩ Pháp

Photobucket

Một quang cảnh vội vã, cuống quít

Photobucket

Howard Sochurek hướng ống kính vào những con người cụ thể,

Photobucket

thương cảm dõi theo...

Photobucket

bước chân người ra đi.

Photobucket

"Sao Hôm như mắt em ngày ấy/ Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tầu". (Đêm Sao Sáng - Nguyễn Bính). Dõi vào đôi mắt rớm lệ của người thiếu phụ này chẳng có ai, ngoài ống kính máy ảnh của một phóng viên nước ngoài xa lạ.

Photobucket

Những chuyến tầu này đưa người di cư xuống Hải Phòng, từ đó họ tiếp tục hành trình trên biển vào Nam.

Photobucket

Ngoái nhìn quê nhà lần cuối từ ô cửa toa xe. Ánh mắt của đứa bé ám ảnh Sochurek, ông bấm máy liên tục.

(còn nữa)

Nhận xét

  1. Pic chụp người ăn xin ở entry này và entry trước nhìn xúc động quá ! Cả pic hai người 1 lớn 1 bé đang cầu nguyện trong nhà Thờ nữa, đứa trẻ tựa cằm lơ đãng còn người Bố/ông của nó thì cầu khấn với ánh mắt nhìn là đã hiểu....
    Tận 16 cái "last day" em phải đọc dần dần mới hết được. Hay quá anh ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là chưa tính loạt ảnh Events Following Signing Of Agreement At Geneva Sochurek chụp trước đó một thời gian. Để viết được dòng chú thich dưới ảnh anh thường xem khoảng 5-10 bức chụp liên tục giống như một đoạn phim ngắn. Bộ ảnh này được Google mua lại từ tạp chí LIFE và cung cấp trên mạng.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng