Last Days of Hanoi (8)
Ngày 5-10, Đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, chuẩn bị nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền. Công việc của đội trật tự diễn ra thuận lợi. Chỉ trong một buổi sáng đã hoàn thành việc giới thiệu giữa hai bên và ngay sau đó, các công an viên của Việt Nam được phân công đi các đồn ngay. Các quận đều có bàn giao riêng, trừ quận IV vì Pháp không ký nên phía Việt Nam cũng không ký.
Tiếp quản Ty Công An thành phố
Từ trước tới nay, qua các bức ảnh của cụ Phan Xuân Thúy (bấm vào đây), rất nhiều người nghĩ sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố diễn ra cùng ngày với với việc treo cờ trên nóc toà nhà này. Thực ra hai sự kiện này diễn ra cách nhau vài ngày. Từ sáng 05/10/1954 đội trật tự (công an) đã tới làm công tác tiếp quản ở đây, nhưng tới tận 09/10/1954 sau khi những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, Hà nội hoàn toàn thuộc về ta thì lá cờ đỏ sao vàng mới được treo lên để đón chào đại quân tiến vào thành phố sáng 10/10/1954.
Trong "Last Days of Hanoi" Sochurek chụp hàng trăm bức ảnh về sự kiện này. Rất nhiều gương mặt cán bộ, chiến sĩ cảnh sát Việt nam được ghi lại nhưng không thấy ai trong số họ được giao nhiệm vụ chụp ảnh ghi lại sự kiện này. Ngành công an Việt nam chắc phải cám ơn Sochurek vì những tư liệu ảnh quý giá này. Với những ai chưa "được" vào Công an quận Hoàn Kiếm thì đây sẽ là "cơ hội miẽn phí" để lọt vào trong đó.
Căn cứ vào vị trí của toà nhà và bóng nắng trong các bức ảnh có thể xác định giờ diễn ra sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố vào lúc xế trưa.
Một cán bộ xách cặp xuất hiện, người này hình như tới bằng xe jeep, vì không biết tên tạm gọi là Mr.Cặp-Sách
Mr.Cặp-Sách chắc là thủ trưởng vì đích thân Sếp đồn (người đội mũ ca-nô, đeo kính râm) ra đón.
Giới thiệu nhân sự giữa hai bên. Ở trung tâm là năm nhân vật VIPs của sự kiện (theo chiều kim đồng hồ): Sếp Canô-Mắt Kính, Sếp trưởng Jules Arnaud, Mr.Cặp-Sách, Mr.Sâu-Mắt, và Mr.Thông-Ngôn
Các sĩ quân cấp dưới đứng dàn hàng ngang đối diện nhau
Mr.Cặp-Sách giới thiệu các cán bộ phía Việt nam. Sếp Canô-Kính Mắt chắc hài lòng trước tác phong quá chuẩn của anh chàng Cười-Cưòi này
Động tác ngoại giao trước ống kính phóng viên. "Tỏi gà" giấu dưới lần áo đại cán của mấy cán bộ Việt nam bị lộ hàng.
Trên tầng hai của toà nhà Sếp trưởng Jules Arnaud dẫn Mr.Cặp-Sách lên gặp một VVIP, họ trao đổi vài phút trước khi vào gặp người này
Thảo luận công việc chỉ có bốn người: Mr.Cặp-Sách với cái vật bất ly thân để trên bàn, Mr.Thông -Ngôn (bên trái), VVIP (bên phải) và Mr.Sâu-Mắt (gần như khuất mặt)
Một góc chụp khác dưới biển tiêu chỉ của ngành cảnh sát thời đó: Công - Liêm - Minh - Chính. Tiêu chỉ thời nay là gì?
Trong lúc các VIPs đang làm việc đám cán bộ cấp dưới tranh thủ tán chuyện ngoài hành lang. Ngoài anh chàng Cười-Cười có thêm một cán bộ (dứng noài cùng bên trái) tạm gọi Mr.Nghiêm-Trọng.
Sếp Jules Arnaud cùng Mr.Cặp-Sách trở xuống dưới sân
Ba bức ảnh chụp liên tiếp cho thấy toàn cảnh sân Ty cảnh sát. Hai nhóm chỉ huy đang trao đổi riêng. Ở cổng vào, trên bức tường bên trái, nếu để ý sẽ thấy treo một tấm gương lớn - loại mệnh lệnh không lời nhắc mọi người chỉnh đốn lại cảnh phục.
Có vẻ trong vụ này Sếp Arnaud thích đứng ngoài
lắng nghe mọi ngưòi trao đổi công việc
Nhưng dù sao cũng là cấp trưỏng nên Sếp Arnaud đành đứng vào vòng trong
Súng của cảnh sát viên đứng vòng ngoài này trông ghê quá
Sếp Canô-Mắt Kính - người được phân công trực tiếp điều hành sự kiện này đang thảo luận cùng Mr.Cặp-Sách và Mr.Sâu-Mắt việc tập trung đoàn cảnh sát gần trăm người trong khoảnh sân này
( xem phần tiếp theo)
Nhận xét
Đăng nhận xét