Last Days of Hanoi (4)

Mang theo

Theo nội dung của Hiệp định việc chuyển giao phải bảo đảm bảo hoạt động của thành phố không bị gián đoạn. Trên thực tế, theo những người trực tiếp tham gia tiếp quản, cũng như những bằng chứng Roman Carmen đưa ra trong phim "Việt nam" thì quân đội Pháp, với mục đích biến Hà nội thành một thành phố trống rỗng, hỗn loạn trước khi chuyển giao cho Việt nam, đã chuyển xuống Hải Phòng để đưa vào Nam nhiều hồ sơ, tài liệu, thiết bị, máy móc. Để đối phó với thủ đoạn này, tại những vị trí quan trọng như bưu điện, nhà ga, nhà máy điện... công nhân, viên chức đã thay nhau trực bảo vệ  hoặc cất giấu những thiết bị quan trọng, hoặc cung cấp cho cán bộ tiếp quản danh mục các tài sản gốc làm bằng chứng để đấu tranh đòi bồi hoàn những tài sản bị Pháp tẩu tán. Phía Pháp đã phải trả lại hoặc kí biên bản chấp nhận bồi thường. (Đọc thêm về vấn đề này)

Photobucket

Photobucket

Trong "Last Days of Hanoi" có những bức ảnh Sochurek chụp binh lính Pháp di chuyển tài sản vào Nam.

Photobucket

Những chiếc gường sắt trong bệnh viện Lanessan (nay là Quân y viện 108 và một phần của bệnh viện Hữu nghị)

Photobucket

được tháo rời thành từng mảnh

Photobucket

xếp gọn và chuyển lên xe

Photobucket


và bỏ lại

Hà nội, ngày đầu tháng Mười. Tướng Rene Cogny và tướng Raoul Salan cùng đoàn tuỳ tùng viếng nghĩa trang binh sỹ Pháp lần cuối cùng.

Photobucket

Trong cái nghĩa trang ngập nước mùa mưa...

Photobucket

họ đi dọc những hàng mộ trắng như đi duyệt đội quân danh dự.

Photobucket

Các sỹ quan tuỳ tùng theo sau

Photobucket

nhìn những đồng đội xấu số

Photobucket

Cogny giơ tay chào

Photobucket

Họ luồn lách tránh những vũng lầy,

Photobucket

dừng lại với những hồi tưởng

Photobucket

Không biết trong câu chuyện trao đổi tướng Cogny (phải) và Salan (trái) có đề cập việc hồi hương hài cốt những binh sỹ này?

Photobucket

Họ ra về

Photobucket


Photobucket

đi ngang qua tấm bia tưởng niệm

Photobucket

và bỏ lại đằng sau bạt ngàn những ngôi mộ trắng lạnh

Photobucket
 
*****

Kết cục nào dành cho nghĩa trang này về sau? Hầu như không thấy tài liệu nào đề cập tới, ngoài một bài báo gần đây viết về quy hoạch phía Nam thành phố những năm 60, trong đó dẫn những tấm bản đồ cho thấy khu tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng trên nghĩa trang này (bấm vào đây).


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)