Hà Nội Xưa - Phố Hàng Dầu


Hàng Dầu là một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Thùng nối với phố Hàng Bè tới phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn trước đền Ngọc Sơn.

Photobucket

Phố Bên Hồ (Rue du lac) trên cùng bên phải. Bức ảnh chụp từ phía bên này hồ Hoàn Kiếm.

Tổng hợp theo Internet

Phố Hàng Dầu được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Bên Hồ (Rue du Lac), từ sau năm 1945 mới đổi tên thành Hàng Dầu. Phố này trước đây có bán các thứ dầu thảo mộc (dầu lạc, dầu vừng, dầu bông...) dùng để ăn và thắp đèn, vì vậy mới có tên là Hàng Dầu.

Photobucket

Năm 1904. Bìa trái ảnh là điểm gặp gỡ giữa phố Hàng Dầu và phố Đinh Tiên Hoàng.

Cho tới những năm 20 của thế kỷ XX, đoạn phố sau đền Bà Kiệu (chỗ dựng tượng đài Cảm tử quân) có đền thờ công chúa Huyền Trân, con vua Trần Anh Tông (1293-1314). Đền này được lập vào khoảng năm 1557.

Điện ảnh được du nhập vào Việt Nam năm 1899 với buổi chiếu phim đầu tiên của Gabriel Veyre ngày 28 tháng 4. Tiếp đó, có những buổi chiếu phim trong các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó cho những quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa.

Năm 1920 ở Hà Nội, một người Pháp là Aste bỏ tiền xây dựng rạp Pathé nằm bên trái đền Bà Kiệu, nhìn chếch sang đền Ngọc Sơn. Rạp được khánh thành vào ngày 10 tháng 8 năm 1920.

Rạp tuy nhỏ nhưng được trang bị quạt máy. Quanh rạp có bãi cỏ rộng nhiều bóng cây. Trong rạp người xem ngồi cả hai phía màn ảnh. Các phim chiều thời đó đều là phim câm, chủ yếu của Pháp. Tờ Thực nghiệp dân báo, ra vào năm 1920 có đăng quảng cáo cho rạp chiếu bóng Pathé như sau: "... Tối nào cũng chớp bóng từ 9h - 11h. Thứ năm, chủ nhập chớp từ 5h - 7h nên cho trẻ con xem. Hạng nào cũng có quạt máy...".

Photobucket

Rạp Pathé nằm đầu phố Hàng Dầu, chếch Tháp Bút nên còn gọi là Rạp Chùa Bút. Kiến trúc rạp có vẻ xềnh xoàng. Ban đầu rạp chuyên chiếu các phim của hãng Pathé, cạnh tranh với rạp Palace chiếu phim của đối thủ Gaumont. Vì vậy người ta đã kẻ tên biển của Hãng phim Pathé Freres làm tên rạp (Cinématographie Pathé Freres) như ta thấy trên ảnh 

Photobucket

Năm 1921, chủ rạp Arte còn xây thêm một rạp nữa là Tonkinois (nay là Đoàn Ca múa Hà Nội phố Lương Văn Can), khánh thành 12 tháng 6 năm 1921. 

Photobucket

Thời gian sau, không chỉ có phim Pháp mà còn có phim của nhiều nước khác nhập về nên rạp không còn chuyên chiếu phim của Pathé nữa. Đó có thể là lý do cho việc rạp đổi tên thành Les Variétés (nghĩa là Phong phú hay dịch văn chương hơn là Vạn Hoa hay Biến Hoá như cách của nhà sử học DTQ)

Nằm ngay bên lề đường gần tuyến xe điện, lại bị vây quanh là các nơi thờ cúng tôn giáo, vì thế rạp chiếu phim này có vẻ không còn thích hợp với cảnh quan. Rồi không biết vì lý do kinh doanh hay quy hoạch của thành phố, khoảng năm 1933, rạp Pathé đóng cửa, rồi bị phá để làm công viên. Tại không gian này năm 1943, chính quyền Pháp ở Hà Nội và Hội Truyền bá Quốc ngữ đã dựng môt nhà bia, trong đó đặt bài văn bia “tam ngữ” (Hán-Quốc ngữ, Pháp) tôn vinh ông cố đạo Alexandre De Rodhes là “ông tổ chữ quốc ngữ”. Sau 1954, tấm bia và nhà bia đều bị phá, một thời gian sau đặt tượng “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh” cho đến nay.  



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch