Hà Nội Xưa - Phố Hàng Lọng


Trên bản đồ, phố Hàng Lọng xưa nằm trên trục của con đường Nam Bộ (nay là một đoạn của đường Lê Duẩn), cũng là con đường cái-quan (route mandarine) dẫn các vị quan từ các tỉnh “thượng kinh” vào Cửa Nam của Kinh thành. Có lẽ vì thế, ở đoạn phố này có cái nghề làm lọng để các quan dùng vì nó không gọn nhẹ như cái ô hay dù được du nhập hay sáng chế sau này.

Đọc sách cũ lại có thêm một cái tên khác cho phố này là “Hàng Tàn” (ca dao cũ có câu: “Qua Hàng Thợ Nhuộm thẳng dong Hàng Tàn”). “Tàn” hay “Tán” đều là vật để che mưa nắng, không khác nghĩa mấy với “Lọng”.

Sách “Địa dư chí” của Nguyễn Trãi còn viết về “Phường Tàng Kiếm” chuyên làm đồ nghi trượng, trong đó có “dù lọng”, không rõ có liên quan đến Hàng Lọng hay không?

Photobucket

Tổng đốc Hà Nội được che tới 4 chiếc lọng

“Lọng” được sách “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) định nghĩa là “Đồ hành nghi, làm bằng tre, phất giấy, dùng để che cho các quan” nên “cái lọng” được biểu trưng cho sự danh giá (Ca dao: “Làm nên quan thấp quan cao/Làm nên lọng tía, võng đào nghênh ngang”).
Câu chuyện truyền thuyết về cụ Lê Công Hành, người làng Thượng Phúc (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) vào đầu thế kỷ XVI, đi sứ Trung Hoa thoát hiểm nhờ dùng cái lọng nhảy từ gác cao xuống đất tựa như cái dù thời hiện đại để nâng đỡ khi nhảy từ trên cao xuống, người khiến ta hình dung được cái vật dụng khá cầu kỳ này.

Khung bằng tre nứa với kết cấu có thể cụp xoè dễ dàng rồi lợp bằng loại giấy dai bền lại phết cật hay sơn ta chống thấm rất tốt. Tất cả được sơn vẽ bằng màu sắc và họa tiết làm nên sự sang trọng theo thẩm mỹ đương thời.

Photobucket

Cửa hàng bán lọng

Tấm ảnh một cửa hàng sản xuất và bán lọng này không rõ có phải ở Phố hàng Lọng không. Nhưng xin giới thiệu để người ngày nay hình dung được. Những tấm ảnh minh họa kèm theo giúp các bạn thấy nó được nhiều tầng lớp khác nhau sử dụng nhưng công dụng còn nhằm tỏ rõ địa vị xã hội của mình chứ không chỉ để che nắng mưa.

Việc che mưa nắng về sau chuyển cho cái ô hay dù gọn nhẹ, nhưng cái lọng thì vẫn không thay thế được trong những đám rước của các hội hè, đình đám, dựng trong các đền, chùa để tỏ sự trang trọng như một thứ đồ tế tự.

Dương Trung Quốc


Photobucket

Ảnh chụp trước 1904

Photobucket

Cửa hàng bán lọng (trước năm 1911).


Photobucket

Nhắc đến phố Hàng Lọng, ít ai còn nhớ đây từng là con phố với nghề lọng và nghề thêu tay truyền thống một thời

Photobucket

Lọng và đồ thêu

Photobucket

Hàng Lọng tập trung nhiều nghệ nhân thêu (chủ yếu đến từ Thường Tín, Hà Nội), vì vậy phố còn nổi tiếng với nghề thêu truyền thống.

Photobucket

Phố Hàng Lọng từng có đền thời ông tổ nghề lọng, thêu Lê Công Hành. Phố đã đổi tên. Ngày nay chỉ còn sót lại một con ngõ mang tên ngõ Hàng Lọng

Photobucket


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Ngang

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)

Hà nội - Xưa và Nay - phố Tràng Tiền

Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây

Hà nội - Xưa và Nay - ấp Thái Hà

Hà nội - Xưa và Nay - Vườn hoa Cửa Nam

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Chiếu

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Cót

Hà Nội Xưa - Phố Hàng Đồng

Hà Nội Xưa - Phố Tô Tịch