Hà Nội Xưa - Phố Hàng Bạc
Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Phố nằm trong khu phố cổ Hà Nội, là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi tạo ra nhiều đồ trang sức tinh sảo và đẹp, nổi tiếng trong và ngoài Việt Nam.
Một trong những bức ảnh cổ nhất về phố Hàng Bạc của bác sĩ Hocquard chụp khoảng năm 884
Khi quản lý thành phố, người Pháp cho tiến hành nắn đường, trải nhựa các con đường, lát hè phố, trồng cột điện chiếu sáng.
Lối sống của người dân cũng thay đổi theo.
Đường phố đổi thay. Bên cạnh các ngôi nhà cổ xuất hiện các ngôi nhà hiện đại pha trộn phông cách kiến trúc Pháp
Phố Hàng Bạc của Nguyễn Vinh Phúc. Ảnh, chú thích của ttnhan.
Cho tới những năm tháng cuối thế kỷ 19, các cô gái trung lưu mới lớn ở vùng ven kinh thành, khi gần Tết, đổ xô ra phố Hàng Bạc mua những khuyên đeo tai và những bộ xà tích đeo vào thắt lưng để đi chơi hội. Xà tích gồm nhiều sợi bạc tết vuông vắn dài chừng 40 cm để móc vào đó chiếc ống vôi bạc, con dao nhỏ cán bạc để bổ cau, vài chiếc chìa khóa để tỏ ra ta đây là tay hòm chìa khóa trong nhà. Rồi khăn nhiễu tam giang, yếm thắm, áo nâu non, quần lĩnh, thắt lưng hoa đào kèm theo bộ xà tích trắng xóa khi bước đi, đong đưa như khơi trêu bao chàng trai đi xem hội, xem người.
Cửa hàng kim hoàn ở Hàng Bạc ngày ấy vừa làm hàng, vừa bán hàng. Hàng làm sẵn thường là các thứ bằng bạc. Còn các hàng bằng vàng thì ít khi người ta mua hàng làm sẵn mà thường là đem vàng đến đặt làm. Cửa hàng phía ngoài đặt chiếc tủ kính nhỏ, treo vài mặt hàng bằng bạc: vòng cổ, vòng tay, con dao chuôi bạc, cái ống vôi... Cái tủ bên trong mới treo đồ vàng nhưng cũng chỉ loáng thoáng. Giữa hai tủ là cái lò và cái bễ nhỏ. Người thợ ngồi trên chiếc chiếu nhỏ, kéo bễ, nấu vàng bạc rồi cùng đồ nghề đe, búa, kìm, kéo... gia công các mặt hàng.
Chục năm sau, có cải tiến. Người thợ làm việc trên bàn. Bàn đó gần vuông, cao. Dưới mặt bàn là ngăn kéo đựng các dụng cụ: các loại đe nhất, đe chim, đe đồng, các loại búa cái, búa đồng, búa sừng, kìm, kéo, nỉa, nuột, ve... Trên bàn không còn có bễ hay đèn thổi bằng dầu thảo mộc nữa mà thay bằng đèn xì dùng hơi dầu xăng (nay thì đã có nhiều công cụ hiện đại hơn). Về kiến trúc, cho tới đầu thế kỷ 20 phố này đa số là các nhà ống một tầng, nếu có gác thì là “chồng diêm” thấp thỏi, cửa sổ bé nhỏ trông xuống đường. Hiện nay một vài ngôi nhà như thế vẫn còn, như nhà số 47. Mãi tới những năm 20 mới có nhiều nhà xây kiểu “tây” hai ba tầng. Tủ kính đèn điện choáng lộn. Những nhà xây bề thế phần lớn ở đoạn cuối, như Quảng Thái số 115, Chân Hưng (86), Đức Huy 92... Hình ảnh nhà ống cũ kỹ đã bị xóa bỏ. Đoạn giữa ít thay đổi, nhà cũ còn nhiều. Và các cửa hàng kim hoàn cũng thưa dần, có chen vài cửa hàng khác như hiệu Giũ Nguyên làm bánh kẹo ngon có tiếng, hiệu thuốc cam trẻ em nhãn Con Hươu được rất nhiều người tín nhiệm... Đoạn cuối giáp Hàng Mắm lại có bán đồ sành, đồ đá.
Vào thời Lê, thế kỷ 18, Hàng Bạc thuộc phường Đông Các đã là nơi đổi chác, mua bán bạc nén. Sang đầu thế kỷ 19, đây là đất hai thôn Đông Thọ (đầu phía Đông) và Dũng Hãn (đầu phía Tây). Tới giữa thế kỷ 19, hai thôn này nhập lại thành ra thôn Dũng Thọ.
Phố Hàng Bạc ngày trước có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Những người làm nghề đúc bạc là dân làng Châu Khê (nay thuộc Bình Giang, Hải Dương). Tương truyền là đời Lê Thánh Tông (1460-1497) có ông Lưu Xuân Tín, người làng này được Vua cho phép lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành. Ông đưa người làng ra làm nghề tại “Tràng” đúc bạc (nay là chỗ số nhà 58). Họ lập hai ngôi đình là “Đình trên” tức Trương đình (số nhà 50) và “Đình dưới” tức Kim Ngân đình (số nhà 42) “Tràng” là nơi chuyên nấu bạc, đúc thành nén. Còn “Đình” là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho “Ty quan” người thay mặt triều đình đồng thời là nơi thờ tổ nghề đúc bạc đã là nghề “đặc quyền” của dân làng Châu Khê. Ngoài nghề này ra, ở đây còn có nghề đổi tiền, đổi bạc. Thời xưa, chưa tiêu bằng bạc giấy, mà bằng tiền đồng, tiền kẽm, bạc vụn, bạc nén. Hễ khi cần chi một khoản tiền lớn mà dùng tiền hay bạc vụn thì cồng kềnh, ngược lại khi tiêu dùng nhỏ mà trong tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền. Cho nên phải đến Hàng Bạc mà đổi. Hocquard, tác giả sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” viết năm 1886 có tả người đổi bạc: “Những người đổi bạc ngồi xếp bằng tròn trong cửa hàng, trước mặt là những xâu tiền và một chiếc rương sơn nhỏ coi như tủ két” (tr 177 bản in năm 1999, của NXB Arléa - Paris).
Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 19, khi Gia Long dời đô vào Huế. Còn nghề đổi tiền kéo dài tới thời Pháp thuộc vì nhu cầu đổi lấy tiền lẻ hoặc tiền chẵn thời nào cũng có. Do vậy thực dân đã gọi phố này là phố những người đổi tiền (rue des Changeurs).
Nghề thứ ba, ở đây là nghề kim hoàn. Nghề này bao hàm ba nghề khác nhau : nghề chạm tức là chạm trổ những hình vẽ hoa văn trên các đồ vật trang sức hay đồ dùng bằng vàng bạc; nghề đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyển thành những hình hoa, lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức; nghề trơn tức là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ, chỉ “cườm” cho nhẵn bóng trơn tru.
Thợ kim hoàn vốn là người làng Định Công thượng, nay thuộc quận Hoàng Mai. Thợ kim hoàn Định Công thượng ra Thăng Long cũng ở phố Hàng Bạc nhưng muộn hơn thợ Châu Khê, cho nên họ ở lan sang chỗ nay là phố Hàng Bồ.
Cũng làm nghề kim hoàn, còn có người làng Đồng Sâm (Kiến Xương, Thái Bình). Họ cũng làm nghề chạm, nghề đậu, nghề trơn nhưng dường như đã có sự phân công (không triệt để lắm) giữa hai làng kim hoàn này: Thợ Đồng Sâm chuyên về chạm trổ những mỹ phẩm lớn bằng bạc như lư, đỉnh, hộp trầu, khay chén, bát bạc, đĩa bạc... Còn thợ Định Công phần lớn làm các thứ nữ trang nhỏ nhắn như hoa tai, xuyến, hột vòng... Và dĩ nhiên người Châu Khê cũng làm cả kim hoàn.
Cho tới những năm tháng cuối thế kỷ 19, các cô gái trung lưu mới lớn ở vùng ven kinh thành, khi gần Tết, đổ xô ra phố Hàng Bạc mua những khuyên đeo tai và những bộ xà tích đeo vào thắt lưng để đi chơi hội. Xà tích gồm nhiều sợi bạc tết vuông vắn dài chừng 40 cm để móc vào đó chiếc ống vôi bạc, con dao nhỏ cán bạc để bổ cau, vài chiếc chìa khóa để tỏ ra ta đây là tay hòm chìa khóa trong nhà. Rồi khăn nhiễu tam giang, yếm thắm, áo nâu non, quần lĩnh, thắt lưng hoa đào kèm theo bộ xà tích trắng xóa khi bước đi, đong đưa như khơi trêu bao chàng trai đi xem hội, xem người.
Cửa hàng kim hoàn ở Hàng Bạc ngày ấy vừa làm hàng, vừa bán hàng. Hàng làm sẵn thường là các thứ bằng bạc. Còn các hàng bằng vàng thì ít khi người ta mua hàng làm sẵn mà thường là đem vàng đến đặt làm. Cửa hàng phía ngoài đặt chiếc tủ kính nhỏ, treo vài mặt hàng bằng bạc: vòng cổ, vòng tay, con dao chuôi bạc, cái ống vôi... Cái tủ bên trong mới treo đồ vàng nhưng cũng chỉ loáng thoáng. Giữa hai tủ là cái lò và cái bễ nhỏ. Người thợ ngồi trên chiếc chiếu nhỏ, kéo bễ, nấu vàng bạc rồi cùng đồ nghề đe, búa, kìm, kéo... gia công các mặt hàng.
Chục năm sau, có cải tiến. Người thợ làm việc trên bàn. Bàn đó gần vuông, cao. Dưới mặt bàn là ngăn kéo đựng các dụng cụ: các loại đe nhất, đe chim, đe đồng, các loại búa cái, búa đồng, búa sừng, kìm, kéo, nỉa, nuột, ve... Trên bàn không còn có bễ hay đèn thổi bằng dầu thảo mộc nữa mà thay bằng đèn xì dùng hơi dầu xăng (nay thì đã có nhiều công cụ hiện đại hơn). Về kiến trúc, cho tới đầu thế kỷ 20 phố này đa số là các nhà ống một tầng, nếu có gác thì là “chồng diêm” thấp thỏi, cửa sổ bé nhỏ trông xuống đường. Hiện nay một vài ngôi nhà như thế vẫn còn, như nhà số 47. Mãi tới những năm 20 mới có nhiều nhà xây kiểu “tây” hai ba tầng. Tủ kính đèn điện choáng lộn. Những nhà xây bề thế phần lớn ở đoạn cuối, như Quảng Thái số 115, Chân Hưng (86), Đức Huy 92... Hình ảnh nhà ống cũ kỹ đã bị xóa bỏ. Đoạn giữa ít thay đổi, nhà cũ còn nhiều. Và các cửa hàng kim hoàn cũng thưa dần, có chen vài cửa hàng khác như hiệu Giũ Nguyên làm bánh kẹo ngon có tiếng, hiệu thuốc cam trẻ em nhãn Con Hươu được rất nhiều người tín nhiệm... Đoạn cuối giáp Hàng Mắm lại có bán đồ sành, đồ đá.
Vào thời Lê, thế kỷ 18, Hàng Bạc thuộc phường Đông Các đã là nơi đổi chác, mua bán bạc nén. Sang đầu thế kỷ 19, đây là đất hai thôn Đông Thọ (đầu phía Đông) và Dũng Hãn (đầu phía Tây). Tới giữa thế kỷ 19, hai thôn này nhập lại thành ra thôn Dũng Thọ.
Phố Hàng Bạc ngày trước có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Những người làm nghề đúc bạc là dân làng Châu Khê (nay thuộc Bình Giang, Hải Dương). Tương truyền là đời Lê Thánh Tông (1460-1497) có ông Lưu Xuân Tín, người làng này được Vua cho phép lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành. Ông đưa người làng ra làm nghề tại “Tràng” đúc bạc (nay là chỗ số nhà 58). Họ lập hai ngôi đình là “Đình trên” tức Trương đình (số nhà 50) và “Đình dưới” tức Kim Ngân đình (số nhà 42) “Tràng” là nơi chuyên nấu bạc, đúc thành nén. Còn “Đình” là nơi nhận nguyên liệu và nộp thành phẩm cho “Ty quan” người thay mặt triều đình đồng thời là nơi thờ tổ nghề đúc bạc đã là nghề “đặc quyền” của dân làng Châu Khê. Ngoài nghề này ra, ở đây còn có nghề đổi tiền, đổi bạc. Thời xưa, chưa tiêu bằng bạc giấy, mà bằng tiền đồng, tiền kẽm, bạc vụn, bạc nén. Hễ khi cần chi một khoản tiền lớn mà dùng tiền hay bạc vụn thì cồng kềnh, ngược lại khi tiêu dùng nhỏ mà trong tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền. Cho nên phải đến Hàng Bạc mà đổi. Hocquard, tác giả sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” viết năm 1886 có tả người đổi bạc: “Những người đổi bạc ngồi xếp bằng tròn trong cửa hàng, trước mặt là những xâu tiền và một chiếc rương sơn nhỏ coi như tủ két” (tr 177 bản in năm 1999, của NXB Arléa - Paris).
Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 19, khi Gia Long dời đô vào Huế. Còn nghề đổi tiền kéo dài tới thời Pháp thuộc vì nhu cầu đổi lấy tiền lẻ hoặc tiền chẵn thời nào cũng có. Do vậy thực dân đã gọi phố này là phố những người đổi tiền (rue des Changeurs).
Nghề thứ ba, ở đây là nghề kim hoàn. Nghề này bao hàm ba nghề khác nhau : nghề chạm tức là chạm trổ những hình vẽ hoa văn trên các đồ vật trang sức hay đồ dùng bằng vàng bạc; nghề đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyển thành những hình hoa, lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức; nghề trơn tức là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ, chỉ “cườm” cho nhẵn bóng trơn tru.
Thợ kim hoàn vốn là người làng Định Công thượng, nay thuộc quận Hoàng Mai. Thợ kim hoàn Định Công thượng ra Thăng Long cũng ở phố Hàng Bạc nhưng muộn hơn thợ Châu Khê, cho nên họ ở lan sang chỗ nay là phố Hàng Bồ.
Cũng làm nghề kim hoàn, còn có người làng Đồng Sâm (Kiến Xương, Thái Bình). Họ cũng làm nghề chạm, nghề đậu, nghề trơn nhưng dường như đã có sự phân công (không triệt để lắm) giữa hai làng kim hoàn này: Thợ Đồng Sâm chuyên về chạm trổ những mỹ phẩm lớn bằng bạc như lư, đỉnh, hộp trầu, khay chén, bát bạc, đĩa bạc... Còn thợ Định Công phần lớn làm các thứ nữ trang nhỏ nhắn như hoa tai, xuyến, hột vòng... Và dĩ nhiên người Châu Khê cũng làm cả kim hoàn.
Một cửa hàng trên phố Hàng Bạc.
Những sản phẩm vàng bạc tinh xảo.
Cũng phải kể tới hai cái đình của dân “bản địa”. Vì ở phố Hàng Bạc này ngoài dân
của các làng Châu Khê, Định Công và Đồng Sâm tới “ở đậu” thì vẫn có dân gốc của
phường Đông Các, của hai làng Dũng Hãn và Đông Thọ. Họ cũng có đền thờ riêng. Đó
là đình Dũng Hãn, nay là số nhà 54 và đền Dũng Thọ
nay là số 24. Đình Dũng Hãn có 1 bia cổ, dựng năm 1783, nói về việc một viên
quan toan chiếm đình, dân đi kiện và thắng lợi. Ngày ấy Dũng Hãn thờ Linh Lang.
Còn đền Dũng Thọ thì thờ Mẫu và những năm cuối thời Pháp thuộc vẫn gọi là đình
Trưởng Ca, tên một người coi đền kiêm bán phở nổi tiếng do bán suốt đêm
!
Tấm bưu thiếp phát hành trước năm 1906, với chú thích phố Hàng Mắm. Tuy nhiên, đoạn phố này ngày nay thuộc phố Hàng Bạc. Để ý sẽ nhận ra ở vị trí cây cột điện là một ngã ba: điểm giao cắt giữa Hàng Bạc với Mã Mây. Đền Dũng Thọ nằm ở góc phố này.
Ngã ba Hàng Bạc và Mã Mây. Đền Dũng Thọ rộng khoảng 2,5m, cao 2m, xây theo lối chồng diêm 8 mái, cong ở hai bên. Trên đầu mái có đắp nổi hai đầu thuỷ quái Macara chầu vào giữa, mái lợp bằng ngói ống. Trên cổng có đắp 3 chữ Hán “Dũng Thọ từ”. Các bức ảnh sau năm 1906 cho thấy cây cột và một phần tường giáp phố Mã Mây bị phá hỏng.
Trên tường xuất hiện quảng cáo xà phòng tắm trẻ em của Pháp
Bức ảnh trên chính là ảnh gốc của bưu thiếp này. Việc xén bớt một phần bức ảnh tạo cho nó một không khí thuần Việt hơn.
Cũng như ba bức trước, bức ảnh này cho thấy phần dưới cây cột bên trái đền Dũng Thọ cũng bị hư hỏng
Tiếp nối trình tự không gian. Gần đền Dũng Thọ, số nhà tiếp theo với những trụ cổng đình đền. Đây chính là đình Kim Ngân (số nhà 42), nơi thờ tổ nghề của người gốc làng Châu Khê. Về thời gian, bức ảnh này được chụp trước năm 1906. Chứng cớ là ngoài sự nguyên vẹn của cây cột trái của đền Dũng Thọ, phần đỉnh hàng cột điện khác hoàn toàn so với các các bức ảnh về sau. Có vẻ thời kì đầu hệ thống cột điện thực hiện chức năng truyền tải, về sau chuyển sang chức năng phân phối.
Nhận định đó được củng cố hoàn toàn khi đối chiếu với bức bưu ảnh có nhật ấn 1904.
Đình Kim Ngân sau này biến thành nhà ở của các hộ dân. Đến năm 2010, nhân dịp 1000 năm Thang Long, Hà Nội đã bỏ ra 37 tỉ đồng để giải toả và trùng tu lại đình. Một chút dáng dấp xưa còn lưu lại (Xem ảnh hiện tại)
Trong đợt phát hành sau, bức ảnh trên đã được crop để làm mới. Vỉa hè trái có mấy phụ nữ bán hàng dưới chân cột đèn đường. So sánh với các bức ảnh chụp phố Hàng Tre, Hàng Chiếu cùng thời gian, dễ dàng nhận thấy thời gian đó hệ thống cột đèn chiếu sáng độc lập với hệ thống đèn cột điện, với thiết kế mang những yếu tố mỹ thuật
Nhiều năm trôi qua nơi ngã ba này. Phố xá thay đổi với những ngôi nhà mang nét kiến trúc Pháp. Đường dây tải điện trước kia chạy dọc theo con phố giờ chằng chịt, dẫn ngang vào các ngôi nhà.
Phía Tây Hàng Bạc nối với Hàng Bồ, cắt ngang qua là Hàng Ngang và Hàng Đào
Đoạn phố này cũng được chụp rất nhiều để làm bưu ảnh
Đây là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long làm nghề vàng bạc.
Crop bức ảnh trên.
Những ngôi nhà cuối phố Hàng Bạc trong khung màu đỏ ở bức ảnh trên.
Phố Hàng Bạc kết thúc ở đây. Bắt đầu từ cây cột điện bên kia đường là phố Hàng Bồ. Ngã tư này đòng thời là điểm kết thúc của phố hàng Đào, bắt đầu của phố Hàng Ngang. Tuy nhiên, chú thích trên bức bưu thiếp ghi "Quang cảnh góc phố Hàng Đào và quảng trường Negrier" (tức Quảng trường Đông Kinh Nghiã Thục). Nhà phát hành đã nhầm điểm đầu với với điểm cuối của phố Hàng Đào (bấm vào đây và vào đây để đối chiếu)
Nhật ấn ngày 7-8-1906. Tầu điện Amer Picon trên phố Hàng Ngang - Hàng Đào,
Thêm một dẫn chứng của việc chú thích sai. Thực tế góc phố Hàng Buồm (Rue des Voiles) ở ngã tư trên.
Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động. Biển hiệu ghi bằng tiếng Pháp và tiếng Hoa
Chú thích trên ảnh"Đình Phung Lu ở góc phố Hàng Bạc và Hàng Đào". Dòng tiếng Hoa trên ban công tầng hai đã bị xoá.
Tầng một bên dưới không khác mấy với những cửa hàng xung quanh. Ngày nay ngôi đình không còn, ở góc phố này là trụ sở của một công ty kinh doanh vàng bạc.
Cũng trong thời pháp thuộc, Hàng Bạc còn có một ngôi nhà số 74 khá đặc biệt. Đó là nhà cô Bé Tí (Petit), vợ Tây, chuyên nghề mối lái tìm vợ cho Tây, nhưng được biết đến nhiều do nhà “cô” có điện thờ lộng lẫy, lại có cả một chuồng thú lạ: gà 4 chân, lợn 2 mõm... có 2 vợ chồng anh lùn gác cửa. Có người gọi là vườn bách thú của cô Bé Tí. Ngày ấy về Hà Nội đi xem nhà Gô-đa, chợ Đồng Xuân, mà chưa đến nhà “cô” thì chưa gọi là xem đủ kỳ quan của Hà Nội. Bé Tí chết năm 1941.
Đối diện nhà Bé Tí là một rạp hát có từ đầu thế kỷ 20, có nhiều tên, nay gọi là rạp Chuông Vàng, số 72.
Đối với lịch sử chiến đấu của Thủ đô, ngôi nhà này trở thành kỷ niệm đầy tự hào của Hà Nội . Nơi đây, giữa những ngày “Toàn quốc kháng chiến” chống Pháp ác liệt nhất, vào sáng hôm 14-1-1947, đại đội quyết tử quân của Liên khu I đã làm lễ tuyên thệ. Còn số nhà 92 Hàng Bạc là Sở chỉ huy của Trung đoàn Thủ đô.
Nguyễn Vinh Phúc
Rạp Chuông Vàng 72 Hàng Bạc. Ảnh của Glenn Sundeen
Nhận xét
Đăng nhận xét